Xây dựng chế độ dinh dưỡng như thế nào với trẻ bị bệnh béo phì

Xây dựng chế độ dinh dưỡng như thế nào với trẻ bị bệnh béo phì

Béo phì ngày nay không chỉ là căn bệnh thường gặp ở người lớn mà do chưa có thói quen ăn uống hợp lý nên hầu hết trẻ em cũng mắc phải căn bệnh béo phì. Ở Việt Nam hiện nay, vẫn còn quan niệm trẻ béo là dễ thương, trẻ béo đồng nghĩa với sức khỏe. Vì vậy, khi trẻ bị thừa cân, nhiều bậc cha mẹ rất an tâm, nhưng không biết rằng trẻ đã hoặc đang có nguy cơ thừa cân, béo phì rất cao.

Tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe. Như tiểu đường tuýp 2, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp. Nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Bài viết sau đây của vtcsinc.com sẽ giúp các bậc phụ huynh đang có trẻ trong tình trạng béo phì, thừa cân có một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Béo phì ở trẻ xuất phát từ những nguyên nhân nào

Thức ăn không lành mạnh được bé sử dụng hàng ngày

Kỳ thực không có một đứa trẻ nào không bị hấp dẫn bởi thức ăn nhanh như gà rán, xúc xích, khoai tây chiên, snack. Phần lớn bố mẹ đều biết các loại thức ăn này đều có hàm lượng chất béo và đường ngọt cao hơn khẩu phần chung, nhưng vì chiều theo sở thích ăn uống của con, nên gián tiếp gây nên căn bệnh thừa cân béo phì cho trẻ.

Thức ăn không lành mạnh được bé sử dụng hàng ngày

Bố mẹ thiếu kiến thức về chăm sóc con

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Y Xã hội học (ISMS) năm 2013 cho biết, có đến 30% bà mẹ không biết con mình thừa cân, 15% bà mẹ có con béo phì vẫn muốn bé tăng cân nhiều hơn nữa. Với quan niệm con béo mới khỏe, và thường cho trẻ ăn rất nhiều để dự phòng nguồn năng lượng thiếu hụt mỗi lúc con ốm đau, mẹ ra sức ép con ăn, hoặc cho con ăn uống thả ga các thực phẩm giàu năng lượng nhưng nghèo vi chất.

Hậu quả của bé khi bị béo phì

Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Khi bé bắt đầu đi học, sẽ dễ bị tự ti do bạn bè trêu ghẹo, chế giễu, dẫn đến chán chường, không muốn đi học. Dần dần các em trở nên thụ động, thiếu linh hoạt và cô đơn vì không có bạn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến chứng trầm cảm.

Rối loạn tiêu hóa do dễ bị sỏi trong gan, gan nhiễm mỡ sớm. Khi bé tiêu thụ lượng lớn đường fructose và chất tạo ngọt high fructose corn syrup (HFCS) có trong nước có ga và các loại thực phẩm đóng hộp. Đường fructose và chất tạo ngọt HFCS đến gan sẽ chuyển hóa một phần thành acid béo gây tình trạng gan nhiễm mỡ.

Hệ nội tiết, chuyển hóa do tình trạng kém dung nạp glucose, kháng insulin. Nặng hơn là bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tăng acid uric gây bệnh gút. Tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim. Dẫn đến tai biến mạch não, hẹp tắc động mạch chi. Giảm thông khí, ngừng thở khi ngủ là một biến chứng rất nguy hiểm.

Mắc bệnh mạn tính khi trưởng thành. Trẻ TC-BP có thể không có biểu hiện bệnh ở thời điểm hiện tại nhưng khi trưởng thành có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Như các bệnh tim mạch, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ. Tình trạng béo phì ở trẻ là mối nguy hại, nguy hiểm. Nếu không chữa trị ngăn chặn sớm cho trẻ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và điều đáng buồn đối với trẻ.

Chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp với bé bị béo phì

Cho bé ăn nhiều rau xanh

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ béo phì nên hạn chế các món ăn có nhiều dầu mỡ, chất béo và thức ăn chiên rán, xào. Thay vào đó bổ sung thật nhiều rau xanh và hoa quả. Bên cạnh việc cung cấp năng lượng tốt cho sức khỏe. Thì còn điều chỉnh được cân nặng hợp lý cho trẻ nhà bạn.

Cho bé ăn nhiều rau xanh

Ngoài ra, ba mẹ cũng không nên để con ăn những thực phẩm giàu năng lượng và thức ăn nhanh. Như xúc xích, bánh kem, bánh ngọt, kem…

Bổ sung ăn cá, hải sản vào bữa ăn

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ béo phì này giúp trẻ đảm bảo được lượng đạm thiết yếu cho cơ thể. Giúp phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Cần cho trẻ bị béo phì ăn đúng giờ

Để tập thói quen trẻ hay có cảm giác đói và thèm ăn thường xuyên. Nên xây dựng chế độ ăn đúng giờ và tuyệt đối không được bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Ăn nhiều vào buổi sáng, bữa trưa và giảm lúc chiều và tối.

Cung cấp đủ sữa theo lứa tuổi

Sữa chính là nguồn dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện. Đừng quên nhắc con uống đủ lượng sữa không đường, không béo mỗi ngày. Chọn những loại sữa phù hợp với độ tuổi và tình trạng của trẻ bị thừa cân. Sữa có thấp năng lượng, giàu đạm và các khoáng chất vi lượng.

Không tập chung thức ăn vào bữa chính

Không nên cho con ăn quá nhiều trong một bữa ăn. Thay vào đó hãy chia nhỏ thành nhiều bữa để cho trẻ tập làm quen. Mỗi ngày nên cho trẻ ăn 5 -6 lần. Mỗi lần ăn một ít và ưu tiên cho trái cây và rau xanh.

Những điểm cần chú ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng

Trẻ thừa cân, béo phì cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý, đa dạng. Tăng cường ăn cá, hải sản và rau. Giảm đậm độ năng lượng của thức ăn bằng cách giảm thức ăn giàu chất béo, đường ngọt. Và tăng cường glucid phức hợp (ngũ cốc thô).

Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa, nhất là bữa ăn sáng và hạn chế ăn sau 20 giờ. Ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa và giảm ăn vào bữa chiều và bữa tối. Không cho trẻ ăn nhiều quá, lượng thực phẩm mỗi bữa ăn phải phù hợp với tuổi. Nên cho trẻ ăn đủ các bữa trong ngày, không bỏ bữa và không để trẻ quá đói. Vì nếu bị quá đói trẻ sẽ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích lũy nhanh hơn.

Cho trẻ uống sữa tươi không đường hoặc sữa tươi không đường tách béo và giàu canxi. Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau. Tuy nhiên hạn chế các món xào rán nên cho trẻ các món luộc, hấp. Không cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga và các loại nước có nhiều đường. Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn giàu năng lượng như xúc xích, humberger. Đặc biệt gà tẩm bột chiên (KFC), mì tôm, kem, bánh kem, sôcôla và bánh ngọt. Không dự trữ ở trong nhà các loại thức ăn giàu năng lượng như bơ, bánh kẹo, sôcôla, nước ngọt và kem. Không cho trẻ ăn hoặc uống sữa trước giờ đi ngủ.

Lên kế hoạch tập luyện cho trẻ bị béo phì

Hãy lên kế hoạch tập thể dục cho trẻ béo phì giảm cân ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu. Có thể cho trẻ tập các bài tập vào sáng và chiều. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao.

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao. Chú trọng những sở thích của trẻ tham gia các môn thể thao dễ dàng gần gũi với cuộc sống như: đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang, bơi lội. Bố mẹ đăng ký cho con tham gia lớp học đá bóng, bóng rổ, học võ ở trường để trẻ có cơ hội vận động nhiều hơn. Trẻ nhỏ hơn, bố mẹ tranh thủ đưa trẻ đi công viên chơi đùa vừa giúp trẻ được vận động, vừa tránh xa máy tính bảng, điện thoại.

Lên kế hoạch tập luyện cho trẻ bị béo phì

Bố mẹ tranh thủ nhờ con làm các việc vặt như tưới cây, quét nhà, lau nhà. Khuyến khích trẻ để bé không cảm thấy khó chịu và không muốn luyện tập cho những lần kế tiếp. Không nên bắt trẻ học quá nhiều, tạo điều kiện để trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng. Hạn chế thời gian ngồi xem tivi, video và trò chơi điện tử dưới 2 giờ/ngày.

Béo phì ở trẻ gây ra những hệ lụy không mong muốn. Vì vậy những người làm bố làm mẹ cần tập dần lối sống lành mạnh. Kết hợp ăn uống phù hợp, cho trẻ vận động tập thể dục thường xuyên. Có thể để cân trong nhà, hằng ngày theo dõi cân nặng cho trẻ, tránh để trẻ thừa cân nặng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *