Theo nghiên cứu của các kỹ sư tại Đại học Mỹ, con người có thể tạo ra điện năng từ chính mồ hôi của mình. Các kỹ sư sẽ thiết kế một ứng dụng vi mạch thông minh, các miếng vi mạch mỏng nhẹ này được dán vào các đầu ngón tay của con người.
Cơ chế hoạt động của ứng dụng vi mạch là dùng lượng mồ hôi tiết ra từ cơ thể người. Từ đó, hình thành dòng điện năng để sạc cho các thiết bị điện tử. Đây được co là phát minh có tính ứng dụng cao và không mất nhiều chi phí.
Cơ chế hoạt động của ứng dụng vi mạch
Các kỹ sư tại Đại học California ở San Diego mới đây vừa phát hiện ra rằng một dải vi mạch dẻo, mỏng, đặt trên da. Có thể tạo ra đủ điện năng từ mồ hôi người đeo. Để cấp cho các thiết bị wearable và một số loại thiết bị khác. Bên cạnh việc tạo ra điện từ mồ hôi. Các cell nhiên liệu sinh học (BFC) còn có thể “thu hoạch” điện từ những cú nhấn nhẹ của ngón tay. Trong quá trình người đeo gõ phím hoặc chơi đàn piano.
“Chúng tôi hình dung rằng sản phẩm này có thể được sử dụng trong bất kỳ hoạt động hàng ngày nào có thao tác chạm. Những điều mà một người thường sẽ làm khi ở nhà; ở văn phòng, trong khi xem TV, hay khi đang ăn” theo Joseph Wang. Giáo sư ngành kỹ thuật nano tại Đại học Kỹ thuật Jacobs (thuộc Đại học California San Diego). “Mục tiêu của chúng tôi là thiết bị wearable này sẽ hoạt một cách tự nhiên và bạn thậm chí không phải nghĩ về nó nữa”
Ý nghĩa của cuộc nghiên cứu vi mạch trên ngón tay người
Khi nói về nghiên cứu, giáo sư Wang và các cộng sự đã miêu tả nó như “chén thánh” của lĩnh vực thu thập năng lượng. Bởi nó không lệ thuộc vào bất kỳ nguồn năng lượng phi truyền thống bên ngoài nào. Như ánh sáng mặt trời hoặc chuyển động chẳng hạn. Các đầu ngón tay là vị trí hoàn hảo để đặt các dải vi mạch. Bởi chúng là nơi các rãnh mồ hôi tập trung với mật độ cao nhất so với bất kỳ đâu trên cơ thể người.
“Việc tiết ra nhiều mồ hôi hơn ở các ngón tay có lẽ là đặc tính tiến hoá. Nhằm giúp chúng ta cầm nắm tốt hơn”. Đồng tác giả Lu Yin nói. “Tỉ lệ mồ hôi trên ngón tay có thể cao đến vài microlit/cm vuông/phút. Đó là con số rất lớn so với các vị trí khác trên cơ thể. Nơi tỉ lệ có thể thấp hơn từ 2 đến 3 lần”.
Ứng dụng vi mạch có nhiều tiềm năng trong tương lai
BFC có thể sản xuất ra 300 mili-jun năng lượng/cm vuông, một kết quả tuyệt vời. Có thể được xem là một bước tiến lớn so với những phương pháp thu thập điện năng trên cơ thể. Trước đây vốn phải dựa vào hoạt động thể dục thể thao. Hoặc di chuyển mạnh để sản sinh ra những lượng điện năng đáng kể.
Trong các thử nghiệm của mình, đội ngũ nghiên cứu đã sử dụng thiết bị thu thập điện năng này. Để cấp nguồn cho một hệ thống cảm biến Vitamin C. Nhưng họ khẳng định rằng nó cũng có thể được tinh chỉnh để cấp nguồn cho các thiết bị y tế và thể chất khác; như máy đo nồng độ glucose. “Chúng tôi muốn thiết bị này được tích hợp chặt chẽ hơn vào các sản phẩm wearable, như găng tay” Lu Yin nói. “Chúng tôi cũng muốn khám phá khả năng tạo ra kết nối không dây đến các thiết bị di động. Để duy trì chức năng cảm nhận liên tục. Có rất nhiều tiềm năng thú vị”
Thiết bị đeo (Wearable) giúp ích rất nhiều cho sức khỏe trong tương lai
Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe và khoa học đời sống đang biến đổi thành một ngành phát triển. Mang tính kỹ thuật số, hướng đến công nghệ; lấy người tiêu dùng làm trung tâm. Để đáp ứng lại sự gia tăng hiện có đối với việc áp dụng kỹ thuật số. Ngành công nghiệp này đang phát triển với các giải pháp sáng tạo. Để cung cấp dịch vụ chăm sóc nâng cao cho bệnh nhân.
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang được công khai và rộng rãi nắm lấy các quy trình hướng kỹ thuật số. Điều này là hiển nhiên từ số liệu thống kê thuận lợi cho thấy hơn 1800 bệnh viện ở Mỹ sử dụng các ứng dụng di động. Trong khi 92% bệnh viện có giải pháp cổng thông tin bệnh nhân.
Công nghệ đeo trong chăm sóc sức khỏe đang trải qua một sự thay đổi từ đơn giản là máy theo dõi thể dục. Sang máy theo dõi lâm sàng thời gian thực. Lĩnh vực đang phát triển này dự kiến sẽ mang lại khoản chi 20 tỷ đô la. Cho ngành theo dõi sức khỏe và thiết bị theo dõi bệnh nhân từ xa vào năm 2023.