Tiết trời vào đông, thời tiết trở nên lạnh hơn. Điều này khiến cơ thể không kịp thích ứng và bị sốc nhiệt. Lúc này, các virus, vi khuẩn về hô hấp hoạt động mạnh. Do đó, đây chính là thời điểm bùng phát nhiều bệnh về đường hô hấp trong cộng đồng. Những đối tượng có hệ miễn dịch kém như người cao tuổi và trẻ em sẽ dễ mắc phải những bệnh này.
Cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi là một trong những bệnh về đường hô hấp thường xuất hiện. Ngoài ra, các bệnh mãn tính như hen phế quản, giãn phế quản hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng dễ dàng tái phát khi tiết trời trở lạnh. Vậy làm cách nào để phòng bệnh hiệu quả và đúng cách? Sau đây, vtcsinc.com sẽ chia sẻ những phương pháp phòng bệnh về đường hô hấp ở người lớn tuổi mong rằng sẽ hữu ích với bạn.
Bệnh về đường hô hấp là gì?
Bệnh về đường hô hấp hay bệnh phổi là một thuật ngữ y tế bao gồm bệnh lý điều kiện ảnh hưởng đến các cơ quan và các mô mà làm cho trao đổi khí khó khăn trong sinh vật bậc cao, và bao gồm các điều kiện của đường hô hấp trên, khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phế nang, màng phổi và khoang màng phổi, và các dây thần kinh và cơ hô hấp.
Các bệnh về đường hô hấp từ nhẹ và tự giới hạn, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường, đến các bệnh đe dọa đến tính mạng như viêm phổi do vi khuẩn, tắc mạch phổi, hen suyễn cấp tính và ung thư phổi
Cách phòng chống bệnh về đường hô hấp ở người cao tuổi
Người cao tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh về đường hô hấp. Tuổi tác càng cao, sức đề kháng càng suy yếu, cơ thể dễ mắc các loại bệnh khác nhau. Chớ chủ quan trước bệnh tật dù là nhẹ nhất. Hãy lưu ý một số cách sau đây để phòng chống bệnh về đường hô hấp hiệu quả.
Dùng thuốc và thực phẩm nâng cao sức đề kháng
Để chủ động phòng tránh các bệnh lý nói chung, bệnh về đường hô hấp nói riêng người cao tuổi cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Chẳng hạn dùng thuốc bổ sung dinh dưỡng với thành phần Beta carotene, vitamin C, vitamin E, kẽm. Tăng cường ăn rau quả nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, cà chua, quýt, su hào,… Điều này nhằm làm tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại tình trạng dễ bị các virus và vi khuẩn xâm nhập gây cảm. Đồng thời cũng ngăn các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Đảm bảo ăn uống đủ bữa, đủ chất để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Cần tăng bữa và chia nhỏ bữa cho người già, thức ăn phải nóng, ấm.
Đảm bảo cho cơ thể luôn ấm áp
Bên cạnh đó, hoạt động giữ ấm cơ thể là biện pháp quan trọng để phòng bệnh, hệ hô hấp của người già rất nhạy cảm với nhiệt độ, khi nhiệt độ thấp (lạnh) kèm với độ ẩm cao, cơ thể rất dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản phổi. Cách giữ ấm cho cơ thể: Không đi ra ngoài khi trời mưa nếu không có dụng cụ bảo vệ, mặc ấm, nhất là giữ ấm phần ngực, cổ, ăn uống thức ăn nóng ấm, tốt nhất là uống trà gừng nóng có thêm ít đường phèn. Trong trường hợp không cần thiết thì không nên ra bên ngoài khi trời quá lạnh, hay mưa. Cần phải đội mũ che kín tai khi đi ra ngoài để tránh viêm nhiễm tai, viêm họng, viêm xoang…
Thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khỏe
Nên tập thể dục đều đặn như tập hít thở trước và sau khi ngủ dậy. Tập vận động tay chân, xoa, bóp các cơ bắp. Có thể tập nhẹ nhàng trong nhà hoặc có điều kiện thuận lợi như gần công viên, câu lạc bộ. Nên đến những nơi này để vừa tập vừa có cơ hội gặp gỡ bạn bè trao đổi, tâm sự phần giải tỏa một số bức xúc. Đồng thời có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong việc gìn giữ, bảo vệ sức khỏe.
Luôn giữ giấc ngủ ngon trong đêm
Một điều cần thiết khác là giữ giấc ngủ yên trong đêm. Vì việc thường xuyên mất ngủ (thường gặp ở người cao tuổi) sẽ làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Có thể tắm nước ấm để tạo thư giãn khi đi ngủ, uống một ly sữa ấm trước lúc lên giường. Điều này ngăn hạ đường huyết trong đêm, gây rối loạn giấc ngủ.
Nhận được sự chăm sóc từ con cháu
Ngoài bệnh tật, niềm vui tuổi già với người cao tuổi là liều thuốc tinh thần. Do vậy con, cháu nên gần gũi, động viên, chăm sóc ông bà, bố mẹ những lúc ốm đau. Điều này góp phần làm cho người cao tuổi ít bệnh tật và cảm thấy sống vẫn còn có ích
Chăm chỉ vệ sinh răng miệng mỗi ngày
Cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ thường xuyên hằng ngày. Đó là đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc có thể dùng nước muối tự pha chế.
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện sớm bệnh về đường hô hấp
Nên đi khám bệnh định kỳ, nhất là mỗi khi nghi bản thân mình có bệnh. Khám bệnh, thầy thuốc sẽ phát hiện ra bệnh và sẽ có những lời khuyên, tư vấn hữu ích và có biện pháp điều trị thích hợp.