Triệu chứng to bụng ở trẻ nhỏ có thể là dấu hiệu của ung thư gan

Ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi sẽ thường gặp nhất là u nguyên của bào gan, u có dạng 1 khối u đơn độc, khoảng 70% là có khả năng mổ được. Đến nay, nguyên nhân của bệnh u nguyên bào gan hiện vẫn chưa được biết rõ. Ung thư gan là 1 căn bệnh mà tế bào gan nhân lên 1 cách nhanh chóng và làm tổn thương đến gan hoặc di căn khắp cơ thể. Ảnh hưởng nhiều đến các tế bào khỏe mạnh khác. Các nhà khoa học hiện vẫn chưa hiểu được phần nguyên nhân thực sự của căn bệnh ung thư gan ở trẻ em.

Mặc dù họ đã quan sát thấy được rằng nhiều trẻ sinh non hay nhẹ cân sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Một số bệnh hoặc tình trạng nào đó nhất định có thể sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan trong giai đoạn sơ sinh. Chẳng hạn như bị nhiễm khuẩn vi rút viêm gan B vì người mẹ khi sinh. Ngoài ra còn có 1 số bệnh di truyền hiếm gặp có liên quan đến u nguyên bào gan.

Dấu hiệu nhận biết ung thư gan ở trẻ nhỏ

“Đa số trẻ ung thư gan thường vào viện với tình trạng bụng to bất thường. Khối u sờ được ở vị trí vùng dưới bờ sườn bên phải hoặc chiếm cả 1/2 bên phải bụng”, bác sĩ Hiếu nói. Các xét nghiệm chẩn đoán cơ bản gồm: siêu âm bụng, định lượng AFP/máu, chụp CT bụng để xác định vị trí, kích thước, tính chất khối u gan.

Bác sĩ Hiếu cho biết ung thư gan giai đoạn sớm, khối u gan đơn độc, chưa có tổn thương di căn. Bác sĩ sẽ mổ cắt bỏ các phần gan có chứa khối u, kết hợp hóa trị sau mổ.

Dấu hiệu nhận biết ung thư gan ở trẻ nhỏ

U gan kích thước quá lớn, đe dọa suy gan sau mổ hoặc liên quan trực tiếp với các mạch máu lớn, không thể mổ ngay được, di căn xa và dạng bướu nguyên bào gan. bác sĩ sẽ hóa trị trước mổ (2-4 chu kỳ) để làm khối u thu nhỏ lại; thuận lợi cho việc mổ cắt bỏ u gan.

Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, trên 90% trường hợp có thể điều trị khỏi. Phát hiện muộn, khối u to không thể mổ cắt; hoặc có di căn xa, kết quả điều trị thấp hơn.

Trường hợp phát hiện khối u gan ở trẻ

Bé trai 12 tuổi nhập viện vì bụng to bất thường. Bác sĩ phát hiện khối u gan to chiếm gần hết vùng bụng. Bé được các bác sĩ khoa Phẫu thuật Gan mật tụy, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, phẫu thuật cắt phần gan phải chứa khối u. Kết quả giải phẫu bệnh là u nguyên bào gan.

Bác sĩ Lê Trung Hiếu, khoa Phẫu thuật Gan mật tụy, ngày 4/11 cho biết phần gan trái của bệnh nhi vẫn đảm bảo các chức năng. Hiện bé chuẩn bị điều trị hóa chất. Ung thư gan ở trẻ em hiếm gặp; tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1% tổng số ung thư trẻ em. Trong khoảng một triệu trẻ em dưới 15 tuổi mắc ung thư thì chỉ 1,5 ca ung thư gan.

Các dạng ung thu gan ở trẻ

Ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường gặp nhất là u nguyên bào gan, u có dạng một khối u đơn độc; khoảng 70% có khả năng mổ được. Đến nay, nguyên nhân của u nguyên bào gan vẫn chưa được biết rõ. Bệnh ngày càng có chiều hướng gia tăng theo mức độ mắc các bệnh nhiễm khuẩn gan.

Đặc biệt là nếu phụ nữ mắc bệnh viêm gan B trong giai đoạn mang thai. Trẻ em phơi nhiễm với viêm gan B, C từ lúc bé. Người hẹp đường mật, có vấn đề về gen, gặp một vài hội chứng hiếm gặp cũng có nguy cơ cao phát triển ung thư.

Các dạng ung thu gan ở trẻ

Song, bệnh này nhạy với thuốc hóa trị nên điều trị kết hợp mổ cắt bỏ u và hóa trị cho kết quả tốt. Có khoảng 80% trường hợp sống thêm 5 năm sau điều trị. Ở trẻ em hơn 11 tuổi, thường gặp là dạng carcinoma tế bào gan.

Đây là dạng ung thư gan thường phát triển đa ổ; xâm lấn rất mạnh và không nhạy với thuốc hóa trị. Bệnh thường diễn tiến xấu tương tự ung thư gan nguyên phát ở người lớn. Khoảng 20% bệnh nhân sống được thêm 5 năm sau điều trị.

Các tác dụng phụ sau khi điều trị

Sau khi điều trị, con bạn có thể có một vài tác dụng phụ như: đau; nôn và buồn nôn, mệt mỏi hay thiếu máu. Sau điều trị có thể có một số ảnh hưởng muộn xảy ra sau đó nhiều tháng hoặc nhiều năm. Những ảnh hưởng muộn này có thể là những vấn đề thể chất như gan của trẻ hoạt động không tốt hay hình thành sỏi mật và tổn thương.

Bên cạnh đó, con bạn có thể có một vài thay đổi về cảm xúc, cảm giác và trí nhớ. Ung thư gan có thể quay lại, được gọi là ung thư gan tái phát. Một vài ảnh hưởng muộn có thể được điều trị hoặc kiểm soát. Trước khi điều trị, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về các ảnh hưởng có thể có trong quá trình điều trị. Và theo dõi sát chúng trong suốt quá trình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *