Hiện nay tình trạng trẻ biếng ăn diễn ra ngày càng phổ biến, điều này làm cho mẹ các bé luôn suy nghĩ, lo lắng về tình trạng sức khỏe của con mình. Khi trẻ biếng ăn trong một thời gian dài, sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé. Như tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng dẫn đến bé hay đau ốm. Do trẻ không hấp thụ và cung cấp đủ các chất dinh dưỡng. Các vitamin thiết yếu để cơ thể bé có thể phát triển bình thường.
Dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn được ví như chìa khóa thần giúp trẻ biếng ăn mau hồi phục và lấy lại thể trạng bình thường. Nhưng việc lên phương pháp, hay lên kế hoạch cung cấp chế độ dinh dưỡng cho các bé biếng ăn là điều không đơn giản. Chế độ ăn của bé phải đảm bảo đủ các chất cần thiết cùng với đó là sự kích thích, hứng thú để trẻ ham ăn. Nhưng đồng thời đảm bảo khoa học và phù hợp với từng thể trạng các bé. Bài viết sau đây của vtcsinc.com vô cùng hữu ích với các phụ huynh có con đang bị biếng ăn.
Bạn hiểu như thế nào tình trạng biếng ăn ở trẻ
Biếng ăn là hiện tượng trẻ ăn ít hơn bình thường, ăn thức ăn chọn lọc, chỉ ăn vài loại thức ăn, có trẻ sợ ăn, từ chối. Hay nôn oẹ khi nhìn thấy thức ăn, bữa ăn kéo quá dài (trên 30’ thậm chí hàng tiếng). Do trẻ không chịu nuốt thức ăn hoặc bỏ ăn do nhiều nguyên nhân gây ra. Biếng ăn bản thân nó không hẳn là một bệnh. Mà thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do bệnh lý hay tâm lý.
Có trường hợp trẻ không thực sự biếng ăn mà do cảm giác lo lắng của cha mẹ hoặc người trông nuôi trẻ. Do đó để đánh giá trẻ biếng ăn ta cần dựa vào các chỉ số. Như lượng thức ăn trẻ ăn vào trong ngày ít hơn nhu cầu theo tuổi. Trẻ thường hay táo bón, số lượng phân ít hơn bình thường. Phát triển cân nặng của trẻ chậm hơn bình thường hoặc không tăng cân có khi còn giảm cân.
Một số nguyên nhân thường gặp ở trẻ biếng ăn
Thực đơn lặp đi lặp lại một các nhàn chán
Khi thực đơn các món ăn lặp lại một cách nhàm chán thì khẩu vị của bé từ ăn ngon cũng chuyển sang ngán ngẩm. Đây là một trong những lý do thường gặp khiến cho trẻ biếng ăn. Bất kỳ bậc cha mẹ nào và bị mắc kẹt trong “guồng quay đồ ăn” điều đó sẽ khiến cho đứa trẻ cảm thấy chán nản. Bạn hãy cùng nói chuyện với trẻ và cùng nhau đưa ra một vài lựa chọn đồ ăn nhẹ mới và khác nhau. Tạo cho trẻ không cảm thấy nhàm chán. Đây thường là một thử thách dễ dàng vượt qua.
Khi bé cảm thấy mệt không được khỏe
Một trong những nguyên nhân phổ biến khác khiến bé lười ăn hơn ngày thường đó là vì bé đang bị bệnh. Người lớn khi bị cảm, sốt nhẹ cũng đã ăn không ngon thì huống chi là trẻ nhỏ. Vì thế, các bậc phụ huynh nên lưu tâm đến những biểu hiện hàng ngày của bé thường xuyên hơn, nếu như bé có dấu hiệu ho, sổ mũi, sốt nhẹ. Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để tránh trường hợp bệnh có biến chứng nguy hiểm hơn.
Thức ăn không phù hợp với bé
Món bạn thích không hẳn là món bé muốn ăn. Dù biết rằng bạn sẽ lên thực đơn dinh dưỡng chuẩn khoa học để bé con ăn đầy đủ chất bổ dưỡng nhưng bé sẽ không đủ khả năng để nhận thức điều đó. Khi không hợp khẩu vị, bé sẽ không ăn, và bạn thì lại thúc ép bé ăn. Điều vô tình việc đó sẽ khiến bé bị áp lực trong mỗi bữa ăn. Dẫn đến trẻ biếng ăn còi cọc và sợ hãi việc ăn uống.
Sắp xếp bữa ăn không hợp lý
Khi bé ăn vặt vào bữa xế quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng no căng bụng trong bữa chính và trẻ sẽ bỏ bữa. Các món ăn vặt thường tiềm tàng nhiều nguy hại sức khỏe tiềm ẩn. Ví dụ như món ăn vặt phổ biến mà bé thích là bánh kẹo, snack, khoai tây chiên. Những món ăn này nhiều chất tạo ngọt nhân tạo, nhiều dầu mỡ và tinh bột. Sẽ gây hại về thể chất và trí não của bé. Nếu như ăn quá nhiều sẽ gây sâu răng, rối loạn tiêu hoá, táo bón, béo phì, loãng xương và các vấn đề về tim mạch.
Trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng, các vi chất
Thiếu hụt các loại khoáng chất như kẽm, selen sẽ khiến bé cảm thấy không ngon miệng và lười ăn. Nếu như không được bổ sung kịp thời dưỡng chất cần thiết, trẻ biếng ăn trong thời gian dài sẽ gây suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm phát triển trí não.
Môi trường xung quanh của bé thay đổi
Khoảng thời gian khi trẻ bắt đầu đến trường, môi trường sống biến đổi nhanh chóng. Khiến bé chưa thể thích nghi, dẫn đến tình trạng sợ sệt, tâm lý căng thẳng, bé sẽ cảm thấy không muốn ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe. Cũng như sự phát triển thể chất của trẻ.
Trẻ mất tập trung do ảnh hưởng bên ngoài
Vì bé quá ham chơi dẫn đến bỏ ăn là nguyên nhân thường thấy nhất ở những đứa trẻ biếng ăn. Sự mất tập trung trong ăn uống bởi những tác động xung quanh dần sẽ thành thói quen gây ra tình trạng lười ăn uống ở trẻ.
Cho phép trẻ xem TV, xem iPad hoặc chơi với đồ chơi trên bàn là một cách gây mất tập trung. Khi trẻ đang xem một chương trình hoặc chơi trò chơi trên iPad trong khi ăn. Trẻ sẽ tập trung nhiều nhất vào nó. Đó chính là sự chú ý của trẻ vào chương trình mà trẻ đang xem hoặc trò chơi mà trẻ đang chơi. Khi không còn sự chú ý nào cho việc ăn bữa ăn. Trẻ sẽ không có cảm giác gì với thức ăn mà mình đang sử dụng.
Sự lo lắng của mẹ khi con mình biếng ăn
Trẻ cần sự khuyến khích và cấu trúc từ bạn khi đến giờ ăn. Chẳng hạn như các bữa ăn thông thường và các lựa chọn lành mạnh. Nhưng không nên nhiều quá. William Sears, bác sĩ nhi khoa nổi tiếng. Và là tác giả của 23 cuốn sách về chăm sóc trẻ em. Nói rằng cuối cùng trẻ ăn bao nhiêu và ăn như thế nào là tùy thuộc vào trẻ. Tiến sĩ Sears, đồng tác giả của Cuốn sách Dinh dưỡng Gia đình Martha. Nói rằng “Trẻ có thể ăn ngon miệng vào một ngày nào đó và hầu như không ăn gì vào ngày tiếp theo”.
Thay vì lo lắng về việc trẻ đã từ chối mọi thứ bạn đưa ra trước mặt con hôm nay. Hãy cân nhắc xem con đã ăn gì trong suốt một tuần. Các bậc cha mẹ thường ngạc nhiên khi thấy rằng lượng thức ăn của con mình cân đối. Một cái gì đó phải được tiếp thêm năng lượng.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng, bạn hãy bình tĩnh theo dõi tình trạng của trẻ. Miễn là trẻ đang phát triển và tăng cân phù hợp, bạn có thể tin tưởng rằng trẻ đã ăn đủ. Nếu bạn lo lắng, hãy gặp bác sĩ nhi có thể theo dõi sự phát triển của trẻ qua biểu hiện bên ngoài.
Một số biện pháp khắc phục và phòng ngừa tình trạng biếng ăn ở trẻ
Trường hợp trẻ bị bệnh
Trẻ em mắc bệnh thường rất mệt mỏi, chán ăn. Do đó ngoài việc chữa bệnh chúng ta cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Và phải xác định rằng ăn đối với trẻ lúc này rất quan trọng. Vì trẻ bệnh nên cần cho trẻ ăn nhiều bữa, thức ăn cần chế biến dạng lỏng. Đặc biệt là mềm hơn, dễ tiêu hoá hơn, mùi vị thơm ngon, hợp khẩu vị.
Cần phải kiên nhẫn, dỗ dành trẻ tránh ép trẻ ăn làm trẻ sợ hãi. Nếu trẻ ăn ít trong giai đoạn này cũng đừng lo lắng quá, khi lành bệnh trẻ sẽ ăn bù. Điều cần nhất là phải cho trẻ uống đủ nước. Nên uống các loại nước quả có đường như nước cam, nước chanh, nước dừa, nước táo, nước xoài hoặc sữa. Vì các loại nước này vừa cung cấp năng lượng, vừa cung cấp vitamin và chất khoáng cho trẻ. Cần cho trẻ uống bổ sung vitamin và khoáng chất trong giai đoạn này.
Những điều cần làm để giảm sự biếng ăn của bé
Đưa ra nhiều lựa chọn thực phẩm lành mạnh và để trẻ tự ăn. Bằng cách này, trẻ có thể thực hiện một chút độc lập. Không đe dọa trẻ hoặc mặc cả trẻ. Nếu bạn muốn nuôi dạy một người ăn uống lành mạnh, hãy duy trì giờ ăn một cách tích cực và không dùng đồ ngọt như một phần thưởng.
Đừng bỏ món nào đó ra khỏi thực đơn nếu trẻ không thích. Trẻ chậm tiếp nhận mùi vị và kết cấu mới, vì vậy hãy tìm cách giới thiệu và cho trẻ có thời gian làm quen với những loại thực phẩm mới. Trẻ có thể làm bạn ngạc nhiên và quyết định chúng là món ăn yêu thích mới của trẻ.
Đừng quên cân nhắc sử dụng đồ uống. Trong trường hợp trẻ uống quá nhiều sữa hoặc nước trái cây có thể làm giảm cảm giác thèm ăn của chúng. Vì vậy bạn có thể muốn uống sữa giữa các bữa ăn và hạn chế nước trái cây không quá 1/2 cốc mỗi ngày. Không cho trẻ nhỏ hơn 1 tuổi uống nước trái cây. Sữa và 100% nước trái cây có thể cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng. Mặc dù quá nhiều nước trái cây có nghĩa là quá nhiều đường. Và nước trái cây thiếu chất xơ và một số chất dinh dưỡng có trong trái cây.
Và đừng để trẻ ăn đồ ngọt và đồ ăn vặt vì cơ thể đang phát triển của trẻ cần các chất dinh dưỡng. Nhung phải được cung cấp bởi một chế độ ăn uống lành mạnh chứ không phải calo rỗng.
Các chất cần thiết cần phải bổ sung cho trẻ biếng ăn
Chất kẽm giúp trẻ ăn ngon hơn
Cơ thể cần kẽm để thực hiện quá trình trao đổi chất, sản sinh tế bào – năng lượng. Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình phát triển trí não và mau lành thương. Kẽm còn là nhân tố quan trọng tham gia vào hoạt động của các enzyme và hormone trong cơ thể. Giúp cải thiện thị lực, vị giác và cả khứu giác. Đó là lý do vì sao trẻ thường cảm thấy không muốn ăn hay ăn không ngon miệng khi thiếu kẽm. Ngoài ra, dấu hiệu thiếu hụt kẽm còn có tiêu chảy mạn tính, rụng tóc. Hay gây cho trẻ lâu lành thương, trẻ chậm lớn, dậy thì muộn.
Vai trò của Lysin
Lysin cũng là một axit amin thiết yếu cho sức khỏe con người. Nhưng cơ thể không thể sản sinh nó mà phải hấp thu từ nguồn thức ăn và thực phẩm bổ sung. Axit amin như lysin giúp hình thành và tổng hợp protein trong cơ thể. Do đó nó rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Thiếu hụt lysin có thể dẫn tới mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu. Đặc biệt là giảm cảm giác thèm ăn, khiến trẻ chậm lớn, thiếu máu… Cách tốt nhất để hấp thụ lysin là từ thức ăn, đặc biệt là nguồn protein. Dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn cần đến lysin từ các thực phẩm như thịt đỏ, thịt heo, thịt gia cầm, trứng gà, đậu phụ.
Vitamin B rất sức cần thiết
Tất cả các vitamin nhóm B sẽ giúp chuyển hóa carbohydrate thành glucose mà cơ thể cần để sản sinh năng lượng. Vitamin B còn giúp cơ thể chuyển hóa chất béo và protein. Vitamin B là vi chất quan trọng, tốt cho sức khỏe gan, da, tóc, mắt, đặc biệt là giúp hệ thần kinh và não bộ thực hiện chức năng.
Tất cả vitamin nhóm B đều tan trong nước. Điều này có nghĩa là cơ thể không thể dự trữ chúng và cơ thể cần được bổ sung vitamin B mỗi ngày từ nguồn thức ăn hoặc thực phẩm chức năng.
Vi chất omega-3
Omega-3 là vi chất rất hữu dụng trong việc điều trị các triệu chứng của tình trạng biếng ăn hay rối loạn ăn uống. Axit béo omega-3 đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi. Và tiếp nhận thông tin của não bộ. Vì vậy, nó hỗ trợ não bộ thực hiện tốt chức năng của mình và giúp cải thiện tâm trạng của trẻ. Trẻ biếng ăn lâu ngày còn có thể xuất phát từ nguyên nhân tâm lý không ổn định. Do đó, bạn đừng quên bổ sung omega-3 từ các loại cá. Đặc biệt là cá biển như cá hồi, cá thu trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn nhé.
Sắt giảm thiểu sự thiếu máu ở trẻ biếng ăn
Nếu không được cung cấp đủ sắt, cơ thể sẽ không thể tạo ra hemoglobin và hồng cầu. Điều này có nghĩa là các cơ và mô không nhận được đủ lượng oxy cần thiết. Trẻ biếng ăn thường bị thiếu máu do thiếu sắt nghiêm trọng. Dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn cần đến sắt từ các nguồn như thịt bò, thịt heo, đậu phụ, hải sản như hàu, tôm. Các loại rau ăn lá màu xanh như cải bó xôi, rau ngót, mồng tơi, ngũ cốc nguyên hạt…
Canxi và vitamin D giúp trẻ phát triển xương
Sở dĩ canxi và vitamin D luôn song hành cùng nhau là vì vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi dễ dàng hơn. Canxi là khoáng vi lượng cần thiết cho sự chắc khỏe của hệ cơ xương ở trẻ em.
Trẻ biếng ăn không nhận đủ lượng canxi nên thường còi cọc, rất dễ bị loãng xương hay gãy xương. Sản phẩm bơ sữa là thực phẩm đứng đầu danh sách nguồn cung giàu canxi cho cơ thể. Bạn có thể bổ sung canxi và vitamin D từ các nguồn như sữa, sữa chua, phô mai. Và đừng quên cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để hấp thụ vitamin D nhé.
Một số sai lầm những bà mẹ hay mắc phải khi chăm sóc trẻ biếng ăn
- Không tăng cường số bữa ăn cho trẻ mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn. Nấu loãng hơn bình thường cho ít chất đạm, dầu mỡ hơn bình thường. Khiến cho trẻ đã ăn ít hơn về lượng lại càng bị thiệt thòi về chất.
- Không cho hoặc cho quá ít dầu mỡ vào bát bột, cháo của trẻ gây thiếu năng lượng khẩu phần cho trẻ.
- Không cho trẻ ăn cá tôm cua vì sợ trẻ tiêu chảy. Hoặc khi trẻ có nhiễm khuẩn ho hay tiêu chảy. Chỉ trong những trường hợp cá tôm cua là nguyên nhân gây tiêu chảy. Như một biểu hiện của bệnh dị ứng ở một số cơ địa dị ứng đồ tanh (tỷ lệ rất thấp).
- Cho trẻ ăn biếng ăn các thực phẩm không nên dùng như thực phẩm nguyên hạt, khó tiêu (như ngô…). Hay thấp năng lượng mà chiếm dung lượng lớn như miến, khoai. Trẻ không táo bón nhưng vẫn trộn quá nhiều đậu xanh, sen, ý dĩ. Trong bột xay của trẻ, hoặc cho quá nhiều rau xanh trong bữa bột/cháo gây thấp năng lượng khẩu phần.