Chúng ta đều biết sữa chua là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Nhiều phụ nữ khi mang thai thường bổ sung các lợi khuẩn trong sữa chua vào thực đơn hằng ngày của mình. Điều này không sai. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý có những thời điểm chúng ta ăn sữa chua sẽ rất tốt cho cơ thể. Nhưng có một số thời điểm “cực độc” mà khi mẹ bầu ăn sữa chua có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vậy trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến mọi người những thời điểm mẹ bầu nên và không nên ăn sữa chua nhé.
Bà bầu ăn sữa chua có tốt không?
Sữa chua là một loại thực phẩm thường có nguồn gốc từ sữa bò. Các loại thực phẩm được làm từ sữa đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ vì chúng chứa canxi và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn sữa chua không đường mà không cần phải lo lắng.
Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên chọn sữa chua ít đường và được làm 100% từ sữa đã được xử lý (tiệt trùng). Nên tránh hoàn toàn những loại sữa hoặc những sản phẩm được làm từ sữa thô, chưa qua xử lý. Việc tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa chưa qua xử lý có thể khiến mẹ gặp phải những triệu chứng như:
- Nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng
- Các triệu chứng giống cúm như sốt, nhức đầu và đau nhức cơ thể
Quá trình thanh trùng hay tiệt trùng sẽ giúp tiêu diệt các vi sinh khuẩn có hại gây ra các bệnh như nhiễm khuẩn Listeria, bệnh thương hàn, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh sốt Q và bệnh brucella. Phụ nữ mang thai nhiễm vi khuẩn Listeria, loại vi khuẩn thường có sữa tươi chưa được xử lý, có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, có thể gây sẩy thai, bệnh tật, thậm chí là tử vong ở trẻ sơ sinh.
3 thời điểm “cực độc” mẹ bầu không nên ăn sữa chua
Ăn sữa chua vào lúc đói
Dùng sữa chua vào lúc này giúp đẩy lùi cảm giác đói. Tuy nhiên chúng lại không hề có lợi cho sức khỏe chút nào. Thói quen ăn sữa chua vào lúc bụng rỗng còn có thể khiến bà bầu bị tổn thương dạ dày và gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa. Lúc này lượng canxi trong sữa chua sẽ không thể được hấp thụ trọn vẹn; ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Thời điểm sau khi ăn no
Khi vừa ăn no, dạ dày cần thời gian để tiêu hóa bớt lượng thực phẩm vừa nạp vào cơ thể. Ăn sữa chua lúc này sẽ không phát huy được tác dụng; mà còn khiến mẹ bầu gặp tình trạng đầy hơi, khó chịu. Hơn nữa men tiêu hóa trong sữa chua sẽ làm mẹ nhanh đói; thai nhi cũng vì vậy mà trở nên đói méo trong bụng mẹ.
Ăn sữa chua trước khi ngủ
Mẹ bầu ăn sữa chua ngay trước khi ngủ sẽ làm cản trở quá trình tiêu hóa. Do vậy việc ăn sữa chua lúc này là vô ích. Thậm chí còn khiến thai nhi cảm thấy đói bụng hơn. Ngoài ra ăn vào thời điểm này còn có thể hủy hoại men răng của mẹ.
Các thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua cho mẹ bầu
Sau khi ăn tối 30 phút đến 2 tiếng: Từ buổi tối đến nửa đêm là thời điểm hàm lượng canxi của cơ thể thấp nhất, cho nên nếu mẹ ăn sữa chua vào thời điểm này thai nhi có thể hấp thụ canxi 100%, giúp con cao lớn hơn, cứng cỏi hơn từ trong bụng.
Từ 30 phút đến 2 tiếng sau giờ ăn trưa: Vào thời điểm này trong ngày, mẹ nên ăn 1 hộp sữa chua để tránh căng thẳng, mệt mỏi khi làm việc vào buổi chiều. Đây cũng là thời điểm giúp cơ thể hấp thụ vitamin B trong sữa chua tốt nhất
Công dụng của sữa chua
- Sữa chua là thực phẩm có tác dụng phòng chống và điều trị táo bón hiệu quả.
- Giảm cảm giác thèm ăn, ốm nghén ở mẹ bầu.
- Bổ sung lượng canxi cần thiết cho thai nhi phát triển tốt.
- Giải tỏa căng thẳng, âu lo cho mẹ mang thai.
- Giúp da thai nhi có làn da trắng hồng, mịn màng
- Giúp bé phát triển cơ bắp vượt trội
- Sữa chua giúp giảm căng thẳng, phòng chống bức xạ, trong sữa chua chứa nhiều vitamin B, có tác dụng bảo vệ và hạn chế những tổn thương cho cơ thể mẹ bầu do các tia bức xạ gây ra
Một số lưu ý khi sử dụng sữa chua
- Nên dùng từ 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày là tốt nhất.
- Không nên hâm nóng sữa chua trước khi ăn bởi có thể làm biến đổi thành phần dinh dưỡng có trong chúng.
- Sữa chua nên dùng ngay khi mở nắp và tránh dùng lại.
- Bảo quản sữa chua ở nhiệt độ 6 – 8 độ C.
Xem thêm các bài viết hay về Dinh dưỡng cho mẹ bầu tại đây.