Phòng chống bệnh rối loạn tiền đình để cuộc sống tốt hơn

Phòng chống bệnh rối loạn tiền đình để cuộc sống tốt hơn

Có thể nói rằng bệnh rối loạn tiền đình không mấy nghiêm trọng, nhưng nó lại gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh. Hơn nữa, rối loạn tiền đình cũng là tiền đề cho rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Bệnh lý này xảy ra với tất cả các lứa tuổi khác nhau, làm cho người bệnh khó có thể tập trung vào công việc. Rối loạn tiền đình cũng rất hay liên quan đến các vụ tai nạn do người lái xe không thể tập trung. Đặc biệt gây trở ngại rất lớn trong sinh hoạt hằng ngày của những người lớn tuổi. Nó cũng là nguyên nhân khiến bệnh lãng tai, ù tai ở người già trở nên trầm trọng hơn. Tuy là bệnh không có cách chữa trị dứt điểm cũng như chống lại hoàn toàn nhưng vẫn có cách phòng tránh bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình: Do huyết áp thấp, thiếu máu, tai biến, các bệnh về tim mạch,… gây tắc nghẽn mạch máu. Do lo lắng căng thẳng, stress do mất ngủ, áp lực công việc. Stress khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hoocmon cortisol làm gây tổn thương hệ thống thần kinh. Trong đó có dây thần kinh số 8 bị tổn hại, làm cho hệ thống tiền đình nhận được thông tin không chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu. Thông thường với người lớn tuổi thì khả năng rối loạn tiền đình do rối loạn tuần hoàn não như hẹp động mạch cảnh, xơ vữa động mạch, cao huyết áp gây ra. Một nguyên nhân nữa cũng hay gặp ở tuổi này là sự xuất hiện của các khối u trong hộp sọ như u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8…

Triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng ban đầu của bệnh rối loạn tiền đình là mất ngủ, người mệt mỏi. Thường vào buổi đêm về sáng, người bệnh thức giấc mở mắt ra nhìn mọi vật xung quanh thì có cảm giác không bình thường. Trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn. Nếu cơn nhẹ, bệnh nhân có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã. Nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi. Buồn nôn và có thể nôn dữ dội gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn. Người bệnh tỉnh táo, đầu không đau nhức nhưng nặng trĩu như bị nén, ép lại; sợ ánh sáng, tiếng động và sự thay đổi tư thế, muốn tìm sự yên tĩnh. Mạch thường nhanh, huyết áp hạ, người mệt lả.

Việc khống chế những cơn chóng mặt “khủng khiếp” là rất cần thiết và phải kịp thời. Để người bệnh nằm nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh. Chọn tư thế nằm thích hợp như: nghiêng trái hoặc phải, hoặc nằm ngửa. Nếu buồn nôn thì cho nôn hết ra, nhưng sau đó phải cho uống bù nước và điện giải; Xen kẽ cho người bệnh uống một cốc sữa nhỏ có đường đặc thật nóng. Việc dùng thuốc nhất thiết phải theo chỉ định của bác sĩ.

Phòng chống bệnh rối loạn tiền đình

Muốn được chẩn đoán xác định, bệnh nhân cần phải được đo huyết áp, siêu âm động mạch cảnh. Xem có hẹp động mạch cảnh hay không. Nhiều trường hợp phải chụp X quang cắt lớp điện toán có dựng hình (CT scan). Hay chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định có khối u trong sọ. Hay mức độ hẹp động mạch cảnh để xem khả năng xử lý bằng phẫu thuật. Khi gặp các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình bạn cần đi khám để xác định đúng bệnh và có chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Có một số cách phòng rối loạn tiền đình như sau:

Phòng chống bệnh rối loạn tiền đình

Tập thể dục và các bài tập nhẹ

Tập thể dục như bình thường nhưng phải làm được 3 động tác cơ bản sau đây. Chạy đi chạy lại nhẹ nhàng 8-10 phút. Đứng hơi dạng hai chân, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào ngón chân cái. Vung hai tay và quay mặt về bên trái rồi về bên phải hết cỡ (nhớ là quay cả mặt). Làm 10 lần.  Những bài tập này đã được chứng minh là rất có lợi cho sự thích nghi của hệ thống tiền đình với thay đổi tư thế theo thời gian. Nhiều người bệnh thậm chí có thể bỏ hẳn thuốc sau một thời gian tập luyện kiên trì.

Thay đổi các thói quen xấu

Bên cạnh việc tập thể dục đều đặn, để phòng tránh chứng rối loạn tiền đình, mọi người cần điều chỉnh các thói quen, lối sống như: để đèn ngủ sáng. Tránh thay đổi tư thế đột ngột; không lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh. Giảm thiểu căng thẳng, lo âu, hoảng hốt. Tránh leo trèo cao. Không đọc sách báo khi ngồi trên ôtô. Nên ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt. 

Tìm hiểu nhiều hơn về các cách phòng tránh các bệnh của người già để chăm sóc người thân tốt hơn tại: Phòng bệnh cho người lớn tuổi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *