Chế độ ăn uống phong phú khi mang thai không chỉ tạo cảm giác ngon miệng cho bà bầu; mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai nhi để bé thỏa sức phát triển. Ngoài nguồn protein từ thịt nạc, cá, thịt gia cầm và các loại đậu; tôm cũng nằm trong danh sách thực phẩm bổ dưỡng. Mẹ bầu ăn tôm được không là băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ. Bởi thịt tôm tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro nhất định. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời cho câu hỏi bà bầu có ăn tôm được không nhé.
Những công dụng của tôm đối với mẹ bầu
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc nạp quá nhiều thủy ngân vào cơ thể có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Chính vì lí do này nhiều mẹ bầu đã tránh không ăn hải sản trong khi mang thai. Mặc dù chúng vẫn rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé nếu được dùng với một liều lượng hợp lý, vừa phải. Có một số hải sản rất an toàn để mẹ bầu có thể ăn, trong đó có tôm.
Tôm là hải sản chứa hàm lượng thủy ngân rất thấp. Chúng cũng có hàm lượng chất béo thấp. Nhưng lại chứa nhiều protein, rất tốt và an toàn cho phụ nữ mang thai. Do đó mẹ bầu có thể yên tâm ăn tôm. Thậm chí, mẹ bầu ăn tôm trong thời điểm mang thai có rất nhiều lợi ích, cụ thể:
- Tôm rất giàu omega-3 và DHA tốt cho sự phát triển của thai nhi đang phát triển đặc biệt là não bộ, hệ thần kinh trung ương, và mắt.
- Tôm giàu axit amin và protein tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Nghiên cứu cho thấy có khoảng 75% phần ăn trong tôm là nước, 28% còn lại có khoảng 80% là protein; trung bình 100gram tôm sẽ cho 19,4gm protein.
- Trong tôm có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho việc mang thai như canxi, kali, natri, magie, VitaminA, D,E,B12,B3.
Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý chỉ nên ăn khoảng từ 250 – 300 gram hải sản cho mỗi tuần bao gồm tất cả các loại.
Những lưu ý khi mẹ bầu ăn tôm
Không ăn tái sống
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên cữ không ăn sushi hay tôm sống trong thời điểm mang thai em nhé. Nếu tôm nói riêng và các loại hải sản khác nói chung mà bạn không nấu chín kỹ khi ăn thì rất dễ mắc bệnh giun sán. Mẹ bầu chỉ nên ăn tôm được nấu chín để đảm bảo sức khỏe.
Vỏ tôm không hề giàu canxi
Không ít người cho rằng, vỏ tôm cứng nên chứa nhiều canxi nhất. Vì vậy, khi ăn họ thường cố gắng ăn cả vỏ. Tuy nhiên, thực tế thì vỏ tôm không hề giàu canxi như vậy. Nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng.
Nếu ăn phải vỏ tôm sẽ bài tiết ra ngoài. Vỏ tôm chỉ là chất kittin, caasi tạo nên vỏ của các loại giáp xác chứ không chứa nhiều canxi. Vì vậy, nếu chế biến đồ ăn cho trẻ con, bạn đừng cố bắt trẻ ăn vỏ tôm vì có thể gây hóc.
Tôm không kết hợp với vitamin C
Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giàu vitamin C; hoặc ăn các loại quả giàu vitamin C ngay sau khi ăn tôm. Vì tôm chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5 (chất này không gây độc cho cơ thể). Nhưng khi ta ăn các loại thực phẩm này mà uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho, mướp đắng, rau ngót.. sẽ làm cho asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) là chất rất độc có thể gây chết người.
Lưu ý về tình trạng ô nhiễm ở địa phương
Mức thủy ngân trong hải sản có thể bị ảnh hưởng bởi mức độ ô nhiễm môi trường. Nếu như ăn hải sản ở địa phương nào đó các mẹ cần lưu ý xem có tin nào về tình trạng ô nhiễm ở khu vực đó không nhé.
Như vậy bà bầu ăn tôm trong thai kỳ vô cùng tốt. Tuy nhiên cần nắm rõ một số lưu ý khi lựa chọn thực phẩm này để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
Xem thêm các bài viết hay về Dinh dưỡng cho mẹ bầu tại đây.