Nhắc đến cây sen thì không ai là không biết, bởi đây là loài cây quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Sen cũng là loài cây đa năng khi có rất nhiều tác dụng với cuộc sống của con người. Các bộ phận của cây sen đều được sử dụng triệt để trong ẩm thực, trang trí và cả làm thuốc. Thông thường, bạn chỉ nghe các bài thuốc tập trung ở hạt sen, rễ sen. Nhưng bạn có biết, lá sen cũng là bộ phận có rất nhiều tác dụng trong y học. Bài viết sau sẽ cập nhật đến bạn các bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá sen, mời bạn tham khảo nhé.
Cây sen- loài cây quen thuộc với người Việt
Sen là loài cây rất quen thuộc với người Việt. Hoa sen không chỉ đẹp, thơm. Mà các bộ phận khác trên cây sen từ hạt, lá đến củ… đều có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Đặc biệt lá sen là vị thuốc đa năng phòng trị nhiều bệnh.
Cây sen được biết đến là loại cây thủy sinh, phát triển ở ao hồ. Đây là loài cây sống lâu năm, có thân rễ mọc sâu dưới bùn chiều dài rễ tới 4m. Người ta thường gọi thân rễ gọi là ngó sen. Nhận biết bằng đặc điểm ngó màu trắng, hình ống. Ở bên trong có nhiều lỗ khí tạo thành những rãnh và ngó sen có chồi mầm mọc ở đầu ngọn.
Lá sen màu xanh đậm, hình tròn và mọc trên cuống dài. Trên cuống có nhiều gai nhỏ nhưng không gây hại đến con người, chiều dài cuống khoảng 1,5 m, nổi rõ gân. Hoa sen có rất nhiều màu, từ màu trắng, hồng, đỏ đến màu vàng. Hoa mọc trên những cuống dài như lá và cuống hoa có gai như cuống lá. Những cánh hoa sen ôm lấy lớp nhị vàng và đế hoa. Đài sen chứa nhiều hạt, trong hạt có lá mầm và tâm sen. Củ sen màu nâu vàng, nó được hình thành bởi thân rễ phình to, có hình dùi trống. Củ sen được sử dụng phổ biến trong ẩm thực
Công dụng chữa bệnh từ lá sen
Lá sen còn có tên hà diệp (Folium Nelumbinis). Là lá cây sen (Nelumbo nucifera Gaertn). Họ Sen súng (Nelumbonaceae). Cây mọc hoang và được trồng ở vùng Đông Nam Á, Malaxia. Ở nước ta thường thu hái từ tháng 7 đến tháng 9. Trong lá sen có đến 15 alcaloid và tỷ lệ 0,21 – 0,51%. Chất chính là nuciferin (0,15%); ngoài ra còn có acid hữu cơ, tanin, vitamin C. Trong ẩm thực lá sen dùng để gói cốm làm cho cốm giữ độ dẻo. Và có hương thơm mát đặc biệt khó quên.
Theo Đông y, lá sen có vị đắng, tính bình, vào tâm, can, tỳ. Có tác dụng hạ huyết áp, an thần, thanh thử, lợi thấp, tán ứ, chỉ huyết. Chữa mất ngủ, sốt xuất huyết, háo khát, chảy máu não. Và các biến chứng kèm theo ở người tăng huyết áp, băng huyết, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu, ho và nôn ra máu. Chữa máu hôi không ra hết sau khi sinh và giảm béo.
Những bài thuốc chữa bệnh từ lá sen
- Chữa cảm nắng kèm theo bụng phiền, miệng khát, họng khô, tiểu ít mà đỏ: Lá sen tươi 40g, rễ sậy tươi 40g, hoa bạch biển đậu 10g. Sắc nước uống
- Dùng cho người vừa khỏi bệnh tiêu chảy, bụng phiền, miệng khát: Lá sen 2-3 lá non. Thái nhỏ, giã nát, ép lấy nước cho uống
- Trị tiêu chảy do cảm nắng nóng: Lá sen tươi 20g giã nhỏ, thêm 1 chén nước nguội vào bã rồi ép lấy nước; trộn với nước ép trên cho uống
- Chữa sốt xuất huyết: Lá sen 40g, ngó sen 40g, rau má 30g, cỏ nhọ nồi 40g, hạt mã đề 20g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu xuất huyết nhiều có thể tăng liều lá và ngó sen đến 50 – 60g
- Trị nôn ra máu do táo nhiệt: Lá sen tươi 80g, trắc bách diệp tươi 20g, lá ngải tươi 24g, sinh địa 40g. Hãm trong nước sôi hoặc sắc lấy nước uống
Xem thêm các tin tức khác về bài thuốc dân gian tại đây
- Trị máu hôi không ra hết sau khi đẻ: Lá sen 20g – 30g; sắc lấy nước; thêm 100ml đồng tiện mới lấy; cho uống
- Chữa suy nhược thần kinh, ngủ kém: viên vông sen (cao lá sen 0,03g, cao lá vông 0,03g, cao bình vôi 0,01g, tá dược vừa đủ). Uống 2 – 3 viên, ngày uống 2 lần trước khi đi ngủ
- Chữa béo phì (Kinh nghiệm dân gian): Lá sen tươi hoặc khô: 1 lá, thái ngắn, hãm hoặc đun với 400 – 500 ml nước trong 10 – 20 phút; mỗi sáng uống 1 ấm
- Chữa viêm ruột, chảy máu dạ dày và các chứng chảy máu khác: Ngày dùng 5 – 12 g bột lá sen
- Chữa băng huyết, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu: Lá sen tươi 40g, rau má 20g, cỏ nhọ nồi 20g. Sắc uống 2 lần trong ngày
- Chữa ho ra máu, nôn ra máu: Lá sen 30g, ngó sen 30g, sinh địa 30g, trắc bá diệp 20g, ngải cứu 20g. Sắc uống trong ngày