Hoa hòe – một loài cây khá phổ biên strong thơ văn cổ điển, nhưng bạn có biết đây còn là một loại dược liệu rất tốt cho con người. Những bài thuốc chữa bệnh từ hoa hòe được lưu truyền rộng rãi trong đông y, có tác dụng hiệu quả trong điều trị rất nhiều căn bệnh. Vậy bạn đã biết gì về cây hòe này chưa? Nó thường được dùng trong việc trị những căn bệnh nào? Phương thức thực hiện các bài thuốc chữa từng loại bệnh như thế nào? Các thông tin mà bạn muốn tìm hiểu về cây hòe sẽ được bật mí trong bài viết này, mời bạn tham khảo nhé.
Những thông tin về cây hoa hòe
Giới thiệu về cây hòe
Hoa hòe có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm tính thấm của mao mạch. Nó giúp hồi phục tính đàn hồi của mạch máu đã tổn thương. Cây hòe [ Styphnolobium japonicum (L.) Schott], họ Đậu (Fabaceae) là cây nhỡ. Nó cao đến 7 m, cành hình trụ, nhẵn. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, các lá chét mọc đối. Cụm hoa mọc thành chùm ở đầu cành, màu trắng hoặc vàng nhạt.
Quả đậu hình tràng hạt, thắt lại không đều giữa các hạt. Hòe được trồng ở nhiều nơi trong nước ta. Nhất là các tỉnh đồng bằng sông hồng, như Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định… để lấy nguyên liệu xuất khẩu, chiết xuất rutin và làm thuốc trong YHCT. Chỉ thu hái hoa hòe khi đã có từ 5 – 10 % hoa đã nở. Ta thu được nụ hòe, có kích thước bằng hạt gạo tẻ. Do vậy mà có tên là hòe mễ (mễ là gạo).
Tác dụng chữa bệnh từ hoa hòe
Trong hoa hòe chứa rutin. Ngoài ra, còn có quercetin, betulin, sophoradiol, sophorin A, B, C và sophorose. Đây là những thành phần giúp hoa hòe có khả năng chữa bệnh. Do đó, trong đông y, hoa hòe được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian. Nó là dược liệu quý giá giúp bảo vệ sức khỏe con người hiệu quả.
Hoa hòe có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm tính thấm của mao mạch. Giúp hồi phục tính đàn hồi của mạch máu đã tổn thương. Tác dụng chống viêm. Làm giảm sự tiêu hao oxy của cơ tim. Tác dụng cầm máu (hoa hòe hòe sao cháy). Tác dụng hạ huyết áp; bảo vệ gan (rutin). Chống kết tập tiểu cầu (rutin, quercetin); hạ cholesterol máu; cường tim và giãn động mạch vành; giải co thắt cơ trơn phế quản và ruột (quercetin).
Theo YHCT, hoa hòe có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, thanh can, tả hỏa, hạ huyết áp. Dùng trị các chứng chảy máu: Chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, xuất huyết dưới da, trĩ xuất huyết, cao huyết áp.Liều lượng, ngày 4 – 12g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc hãm.
Những bài thuốc dân gian chữa bệnh từ hoa hòe
Một số chứng bệnh thường dùng hoa hoè:
- Trị máu cam, trĩ xuất huyết, nụ hòe, trắc bách diệp, ngải diệp, tất cả đều sao cháy, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang
- Trị tăng huyết áp, đau mắt, nụ hòe (sao vàng), lá sen, mỗi vị 10, cúc hoa vàng 4g, sắc uống ngaỳ một thang
- Trị đaị tiểu tiện ra máu, hoa hòe, trắc bách diệp, mỗi vị 20g, hoàng liên, kinh giới , mỗi vị 8g, sắc uống, ngày một thang chia hai lần
- Trị đi ngoài ra máu, các trường hợp huyết nhiệt, mao mạch giòn, huyết áp tăng, hòe hoa, thảo quyết minh, đều sao vàng, lượng bằng nhau 8 – 10g, dưới dạng thuốc hãm, uống nhiều ngày
- Trị trĩ nội, viêm ruột, quả hòe ( sao đen), kim ngân hoa, mỗi vị 100g, cam thảo 10g, nghệ vàng 10g. Tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 8 – 10g
Lưu ý khi sử dụng
Hoa hòe rất tốt cho sức khỏe khi được sử dụng đúng cách. Không sử dụng hoa hòe đối với một số đối tượng:
- Người có vấn đề về đường tiêu hóa, chẳng hạn như đau bụng, chậm tiêu, tiêu chảy, tiêu hóa kém,…
- Người bị thiếu máu không được dùng
- Người bị huyết áp thấp không được dùng
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ không được dùng
- Không dùng hoa hòe cho phụ nữ có thai
Dù hoa hòe khá lành tính nhưng cũng không vì thế mà lạm dụng hoa hòe quá mức. Mặt khác, hãy mua hoa hòe ở những nơi uy tín. Tốt nhất, khi sử dụng hoa hòe, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ đông y. Đó là những thông tin về bài thuốc dân gian từ hoa hòe. Hi vọng đã giúp ích cho bạn đọc nhé.