Chế tác huy chương từ rác thải kim loại là một trong những sáng kiến nổi bật của Nhật Bản. Để tạo ra 5000 tấm huy chương cho Olympic 2020. Nhật Bản đã huy động gần 79.000 tấn điện thoại và nhiều vật dụng kim loại khác để chế tác ra tấm huy chương danh giá.
Những tấm huy chương này có giá trị tinh thần và ý nghĩa cực kỳ to lớn. Ngoài sự kiện Olympic lớn thì các tấm huy chương này còn được dùng cho sự kiện Paralympic diễn ra sau đó không lâu. Paralympic là Đại hội thể thao lớn dành cho người khuyết tật.
Nhật bản “biến” rác thải điện tử thành huy chương
Trong một nỗ lực góp phần xây dựng “thế giới xanh”. Ban tổ chức Đại hội thể thao thế giới (Olympic) 2020 ở Nhật Bản cho biết sẽ “biến” rác thải điện tử thành huy chương cho sự kiện này. Cũng như Đại hội thể thao thế giới dành cho người khuyết tật (Paralympic) diễn ra tiếp ngay sau đó.
Theo kế hoạch, Ban tổ chức Olympic 2020 sẽ thu gom 8 tấn kim loại trên khắp cả nước. Để chế tạo 5.000 tấm huy chương cho hai sự kiện Olympic và Paralympic. Ban tổ chức Olympic 2020 cũng kêu gọi người dân giúp đỡ họ bằng cách tình nguyện quyên góp máy ảnh kỹ thuật số. Máy tính xách tay, điện thoại cũ hỏng,… tại các quầy thu gom được đặt ở hơn 2.000 cửa hàng. Các văn phòng của NTT Docomo – nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng đầu Nhật Bản. Đồng thời là nhà tài trợ chính của Olympic 2020.
Rác thải điện tử giúp giảm chi phí chế tác
Trên thực tế, việc sử dụng kim loại tái chế để tạo ra các tấm huy chương là điều không quá mới mẻ. Ở Olympic Rio 2016, có 30% số huy chương vàng và bạc được làm từ kim loại tái chế. Ban tổ chức Olympic 2020 muốn giảm thiểu chi phí cho sự kiện này xuống mức thấp nhất có thể. Thiết kế của những bộ huy chương này đã được chọn ra từ hơn 400 mẫu sáng tạo. Trong cuộc thi thiết kế huy chương được tổ chức trên toàn quốc.
Theo những thông tin từ báo giới Nhật Bản. Họ đã thu hoạch được 79.000 tấn điện thoại và thiết bị điện tử cũ trong chiến dịch phát động quyên góp. Trong đó, họ đã thu được 32kg vàng, 3.500kg bạc cùng 2.200kg đồng và kẽm. Số kim loại này dùng để đúc nên 5.000 chiếc huy chương ở Olympic 2020.
Huy chương làm bằng kim loại có hiệu ứng ánh sáng cao
Ban tổ chức cho biết: “Những tấm huy chương thu và phát xạ vô số hiệu ứng ánh sáng. Nó tượng trưng cho năng lượng của các vận động viên và những người hỗ trợ”. Trước đó, người ta lo ngại rằng việc chuẩn bị cho Olympic 2020 sẽ bị cản trở bởi giá cả tăng vọt.
Các chuyên gia ước tính tổng chi phí cho Olympic 2020 sẽ lên tới gần 30 tỷ USD. Gấp 4 lần so với con số ước tính ban đầu và gấp gần 3 lần chi phí cho Olympic 2012. Tuy nhiên, hồi cuối năm ngoái, Ban tổ chức Olympic 2020 đã công bố một kế hoạch chuẩn bị hợp lý, chỉ tốn khoảng 17 tỷ USD. Trong đó có việc chế tạo huy chương từ rác thải điện tử.
Bên cạnh đó, ở kỳ Olympic 2020, Ban tổ chức sẽ không trao huy chương theo cách truyền thống. Theo đó, các vận động viên sẽ nhận được huy chương từ một chiếc khay. Thay vì được quàng vào cổ như trước. Điều này bởi lẽ họ muốn phòng chống tiếp xúc gần. Đảm bảo công tác phòng chống Covid-19.
Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế, Thomas Bach cho biết: “Các huy chương sẽ không được quàng vào cổ các vận động viên. Chúng tôi sẽ mang tới cho các vận động viên một cái khay. Sau đó, họ tự lấy huy chương. Cần đảm bảo chắc chắn rằng những người đặt huy chương lên khay sẽ được đeo một găng tay tiệt trùng. Để đảm bảo rằng không ai được đụng chạm tay trần vào nó trước khi tới tay vận động viên”.
Những phát minh công nghệ tuyệt vời của Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia của những nhà sáng chế. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ biết tới những con rô bốt, máy tính xách tay hay những chiếc ô tô chất lượng cao. Còn quá nhiều thứ bạn chưa biết về những phát minh sinh ra từ xứ sở mặt trời mọc.
Thiết bị điện tử mang tên PlayStation 2 được ra đời vào năm 2000 bởi hãng Sony tại Nhật Bản. Đây được coi là thiết bị điện tử gia đình bán chạy nhất mọi thời đại với khoảng 155 triệu bản đã được bán ra. Ra đời 6 năm sau PlayStation 1, đã có hơn 3,800 tựa game được phát hành kể từ khi máy này được ra mắt.
Ngoài ra, Nhật Bản là “kinh đô” đồ ăn giả trên thế giới. Những món đồ ăn bằng nhựa được phát minh bởi Takizo Iwasaki từ đầu thế kỷ 20. Chúng được sử dụng để làm mẫu trong các nhà hàng. Đồ ăn giả giờ đây được làm bằng nhựa và xuất hiện rất nhiều nơi trên thế giới.
Bên cạnh đó, máy nghe nhạc Sony Walkman của Nhật Bản đã thay đổi cách chúng ta nghe nhạc. Nó cho phép người nghe có thể vừa nghe nhạc, vừa đi đường. Sony đã thông báo về những chiếc Walkman từ năm 1979 và sau một tháng. Tất cả các cửa hàng đều bán hết veo. Sau đó, nó đã trở thành hiện tượng toàn cầu.