Nhà nghiên cứu Trung Quốc phát minh vải siêu mát, phản nhiệt

Nhà nghiên cứu Trung Quốc phát minh vải siêu mát

Nhà nghiên cứu người Trung Quốc tên là Guangming Tao đã tìm ra và phát triển loại vải siêu mát. Trong một cuộc thử nghiệm của mình, có thể thấy vải siêu mát ít phản ứng với nhiệt độ bên ngoài. Đồng thời, tạo cảm giác mới mẻ và thoải mái cho người mặc.

Khi tiếp xúc với da, vải siêu mát sẽ phát huy hết công dụng của mình. Bên cạnh đó, nhóm các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc hy vọng loại vải này sẽ được áp dụng trong vài năm tới. Đồng thời, dự án vải siêu mát sẽ đạt nhiều thành tích mới được nhiều người công nhận.

Thí nghiệm vải siêu mát có nhiều điều khả quan

Nhà nghiên cứu Guangming Tao ở Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung ở Vũ Hán và đồng nghiệp phát triển một loại vải siêu mát. Bằng cách kết hợp những hạt siêu nhỏ với với titan oxit, Teflon và loại nhựa có tên polylactic axit đặt trong các sợi lớn hơn. Hạt titan oxit và Teflon phản chiếu tia cực tím và ánh sáng. Trong khi sợi polylactic axit phát ra ánh sáng hồng ngoại. Kích thước hạt được thiết kế để tối ưu hóa những đặc điểm trên. “Thông qua kiểm soát kết cấu. Vải siêu mát của chúng tôi đạt độ phát xạ sóng hồng ngoại trung bình gần như hoàn hảo”, Tao giải thích.

Thí nghiệm vải siêu mát có nhiều điều khả quan

Trong một thử nghiệm, tình nguyện viên mặc áo vest với một nửa may từ vải siêu mát. Nửa còn lại may bằng vải cotton ngồi ở hướng ánh sáng Mặt Trời chiếu trực tiếp trong một giờ. Nhiệt độ da bên dưới vải siêu mát tăng từ khoảng 31 độ C lên 32 độ C trong thời gian đó. Còn nhiệt độ da bên dưới lớp cotton tăng tới khoảng 37 độ C. Trong thử nghiệm khác, ba chiếc xe lần lượt được phủ vải siêu mát. Vải che thông thường bán ở cửa hàng và không che phủ. Khi đậu dưới ánh nắng từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều. Nhiệt độ tăng tới 60 độ C ở chiếc xe không che phủ; 57 độ C ở chiếc xe phủ vải che thông thường và 30 độ C ở chiếc xe phủ vải siêu mát.

Hy vọng mới trong nghiên cứu vải siêu mát tại Trung Quốc

Vải siêu mát hiệu quả nhất khi tiếp xúc với da. Nếu mặc trang phục bằng vải này bên ngoài quần áo bình thường. Phần lớn hiệu ứng làm mát sẽ mất đi do ít nhiệt cơ thể truyền tới vải siêu mát và tản ra ngoài. Nhóm nghiên cứu tập trung vào làm mát cho người sử dụng và đồ vật tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng Mặt Trời. Nhưng hiệu ứng làm mát vẫn được duy trì trong bóng râm. Loại vải này cũng có thể nhuộm theo nhiều màu sắc khác nhau. Nhưng màu trắng hiệu quả nhất trong phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

Hy vọng mới trong nghiên cứu vải siêu mát tại Trung Quốc

Nhóm nghiên cứu hy vọng vải làm mát sẽ có mặt trên thị trường trong vòng một năm tới. Nhà nghiên cứu Po-Chun Hsu ở Đại học Duke tại Bắc Carolina, Mỹ. Nhận xét sản phẩm này vô cùng ấn tượng về khả năng làm mát ngoài trời. Hsu cho rằng việc ứng dụng rộng rãi những loại vải như vậy có thể giúp đối phó biến đổi khí hậu. Thông qua giảm nhu cầu sử dụng điều hòa nhiệt độ.

Mời bạn tham khảo thêm các bài viết thú vị và bổ ích khác tại chuyên mục Công nghệ.

Trung Quốc đầu tư mạnh cho khoa học công nghệ

Báo cáo của UNESCO cho thấy, tỷ lệ phần trăm đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ. Trên tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình toàn thế giới đã tăng từ 1,73% năm 2014 lên 1,97% năm 2018. Trong đó, Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tư mạnh nhất cho nghiên cứu khoa học công nghệ. Khi đầu tư cho khoa học công nghệ của Trung Quốc chiếm gần 1/4 của toàn thế giới (24,5%). Con số này vào năm 2014 là 21,2%.

Năm 2018, đầu tư cho khoa học công nghệ của Trung Quốc chiếm 2,19% GDP của nước này. Tăng so với mức 2,03% trong năm 2014. Tuy nhiên, báo cáo của UNESCO cũng cho thấy; nếu tính theo sức mua tương đương. Đầu tư cho khoa học công nghệ của Mỹ vẫn là cao nhất thế giới với 460,6 tỷ USD. Đứng thứ hai là Trung Quốc với 439 tỷ USD. Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm đầu tư/GDP thì Đức hiện đứng số 1 thế giới với 3,09%.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *