Suy dinh dưỡng ở trẻ là tình trạng cơ thể của bé không phát triển như các bé ở cùng lứa tuổi. Suy dinh dưỡng thể hiện ở sự phát triển kém về chiều cao, cân nặng. Hay khả năng miễn dịch, tư duy khả năng vận động hay bị đau ốm, kén ăn. Điều đó xuất phát từ cơ thể không được cung cấp đầy đủ cũng như khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, các vi chất để đảm bảo quá trình phát triển của trẻ diễn ra bình thường.
Khi gia đình có bé bị suy dinh dưỡng, các phụ huynh thực sự lo lắng, căng thẳng. Thậm chí là bất an, lo sợ về tình trạng sức khỏe của con mình. Cha mẹ suy nghĩ làm thế nào để con mình có thể phát triển bình thường như những các bạn nhỏ cùng trang lứa. Làm sao để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng để bé có thể hấp thụ tốt hơn. Không bị tình trạng biếng ăn, thể trạng được tăng lên. Hiểu được những trăn trở của bậc làm cha mẹ, hôm nay vtcsinc.com sẽ cung cấp một số kiến thức để các phụ huynh có thể tham khảo và bổ sung những thông tin cần thiết về suy dinh dưỡng ở trẻ.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em thường xuất phát từ những nguyên nhân gì?
Một số nguyên nhân cơ bản
Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.
Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
Do điều kiện kinh tế xã hội: Suy dinh dưỡng là một bệnh của nghèo nàn và lạc hậu, có liên quan đến kinh tế, văn hóa, dân trí. Đây là mô hình hệ bệnh tật đặc trưng của các nước đang phát triển.
Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không các bà mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ trên biểu đồ phát triển. Nếu thấy 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.
Các cấp độ suy dinh dưỡng ở trẻ
Theo tiêu chuẩn cân nặng/tuổi người ta chia suy dinh dưỡng làm 3 độ như sau
- Suy dinh dưỡng Độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi.
- Suy dinh dưỡng Độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi.
- Suy dinh dưỡng Độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.
Cách phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng một cách dễ dàng
Sự thay đổi về cân nặng của trẻ
Trẻ lúc mới sinh cân nặng trung bình khoảng 3 kg. Nếu trẻ đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2,5 kg là bị suy dinh dưỡng bào thai. Trong 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh, tăng 1-2 kg /tháng. Về 3 tháng tiếp theo trẻ tăng 500 – 600gam/ tháng. Trung bình, trẻ nặng gấp đôi lúc sinh khi được 5 tháng tuổi. Và gấp 3 lúc 12 tháng tuổi và gấp 4 lúc 24 tháng tuổi.
Khi trẻ 6 tháng sau của năm đầu tiên, sẽ tăng khoảng 200 – 500 gam/ tháng. Đến 1 tuổi, bé có thể nặng gấp 3 lần lúc mới sinh. Và từ 2 tuổi đến 10 tuổi trẻ tăng trung bình 2 – 3 kg/ năm. Trẻ 6 tuổi nặng 20 kg.
Chiều cao của bé phát triển không bình thường
Chiều cao trung bình của trẻ lúc mới sinh ở khoảng 50 cm.Sau đó trung bình 1 năm trẻ sẽ cao thêm 5 – 7 cm/ năm cho tới lúc dậy thì. Năm thứ 2 tăng 12 cm, năm thứ 3 tăng 9 cm và từ năm thứ 4 tăng 7 cm. Trẻ 4 tuổi cao 1 mét. Sau 4 tuổi, trung bình mỗi năm trẻ tăng 5 cm.
Người mẹ cần làm gì khi phát hiện con bị suy dinh dưỡng
Khi trẻ suy dinh dưỡng cấp độ I và II
Điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc. Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm. Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa thì dùng các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi. Hoặc dùng sữa đậu nành (đậu tương). Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi. Nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.
Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn bằng cách cho tăng thêm enzym (men tiêu hóa) trong các hạt nảy mầm. Để làm lỏng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn. Có thể dùng giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn cho trẻ. Tức là có thể tăng lượng bột khô lên 2-3 lần mà độ lỏng của bột không thay đổi. Cứ 10g bột cho 10g giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước.
Khi trẻ suy dinh dưỡng ở cấp độ III
Cho nhiều bữa trong ngày cần tăng dần calo. Dùng sữa có nguồn năng lượng cao theo chỉ thị của bác sĩ. Trẻ cần được ăn bổ sung theo các chế độ ăn giống như trẻ bình thường. Số lượng một bữa có thể ít hơn nhưng số bữa ăn nhiều hơn trẻ bình thường. Những trẻ có suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy hoặc viêm phổi phải đưa vào điều trị tại bệnh viện.
Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ bị suy dinh dưỡng
Một bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng cần chú ý điều gì
Nấu đặc: bắt đầu từ khi ăn đặc trẻ phải được ăn từ loãng đến đặc dần. Vì nếu loãng, nhiều nước thì năng lượng sẽ thấp, dạ dày trẻ bị đầy bởi nước. Và không thể chứa thêm dù bữa ăn đó chưa đủ năng lượng. Trẻ từ 6 – 9 tháng, mỗi ngày nên cho ăn 2 đĩa bột khuấy đặc như hồ. Mỗi đĩa phải đủ 4 nhóm chất như đạm, bột, rau, mỡ.
Tăng bữa ăn ngày ăn 5 -6 bữa, nên cho trẻ ăn thêm bữa phụ để giúp trẻ đỡ chán ăn. Cho trẻ uống nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua, nửa quả chuối. Tại sao chỉ là nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua, nửa quả chuối vì nếu cho trẻ ăn hết khi trẻ đã chán ăn, trẻ có thể non trớ, sợ ăn dẫn tới biếng ăn.
Tăng dầu mỡ và thành phần giầu năng lượng. Trong chế độ ăn ngoài bột, cháo hoặc cơm thức ăn cần ăn thêm các thực phẩm có năng lượng cao như dầu, mỡ, các thực phẩm giầu Protein động vật như thịt, cá, trứng sữa. Các loại rau xanh và quả tươi giầu Vitamin. Tránh tình trạng ăn quá nhiều chất bột, thiếu chất đạm sẽ gây cho trẻ suy dinh dưỡng.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp cải thiện sức khỏe và phát triển của trẻ. Vì vậy bố mẹ không nên cho trẻ cai sữa mẹ quá sớm. Đối với trẻ từ 1 đến 2 tuổi ngoài bú mẹ trẻ cần ăn thêm 4 bữa/ ngày; trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi lúc này trẻ không bú sữa mẹ nên trẻ ăn 5- 6 bữa/ ngày.
Các vi chất cần thiết cho bé bị suy dinh dưỡng
Khi trẻ bị suy dinh dưỡng thì trẻ cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng. Các Vitamin và muối khoáng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
- Can xi: Thức ăn giầu canxi gồm các sản phẩm từ sữa, phô mai,sữa chua, rau xanh thẫm, sản phẩm từ đậu tương, cá. Canxi giúp xưỡng của bé chắc khỏe và giúp bé nhanh phát triển về chiều cao.
- Kẽm: Giúp tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, tăng cảm giác ăn ngon miệng cho trẻ, thiếu kễm làm chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển và gây biếng ăn do rối loạn vị giác, trẻ biếng ăn kéo dài dễ bị suy dinh dưỡng. Thực phẩm giầu kẽm như thịt bò, hải sản, con sò, ngũ cốc nguyên hạt.
- Vitamin D: Thực phẩm có VitaminD gồm dầu gan cá, nhất là loại cá béo, cá hồi. Thực phẩm giầu vitaminD giúp tăng cường hấp thu canxi làm xương chắc khỏe và tăng trưởng tốt.
- VitaminA: Vitamin A có vai trò tạo sắc tố võng mạc, giúp mắt nhìn rõ hơn, Thức ăn giầu Vitamin A, dầu gan cá, củ cà rốt, bí đỏ, quả đu đủ, khoai lang.
Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, việc bổ sung Vitamin A, sắt, kẽm, muối iốt, can xi, đa vi chất hiệu quả giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng. Việc cho trẻ ăn đúng cách sẽ giúp trẻ cải thiện được chiều cao, cân nặng tốt nhất.