Natalia Partyka nỗ lực của tay vợt khuyết tật tại thế vận hội

Natalia Partyka nỗ lực của tay vợt khuyết tật tại thế vận hội

Natalia Partyka nỗ lực của tay vợt khuyết tật tại thế vận hội. Ở kỳ thế vận hội Olympic Tokyo 2021 không ít những tấm gương nỗ lực và phấn đấu trong các vận động viên. Một tấm gương rõ nét nhất phải kể đến tay vợt bóng bàn khuyết tật người Ba Lan Natalia Partyka. Cô sinh ra thiếu bàn tay phải, tuy vậy nhưng sự nỗ lực không ngừng và cố gắng đã giúp cô vượt qua nhiều cái tên. Để đứng vào hàng ngũ vận động viên Tennis của đội nhà. Mặc dù thua thiệt về cơ thể nhưng cô có màn ra mắt thật sự ấn tượng, khi thắng áp đảo đổi thủ đến từ Australia Michelle Bromley với tỉ số 4-0.

Natalia Partyka tay vợt khuyết tật thắng áp đảo Michelle Bromley

Tay vợt khuyết tật người Ba Lan Natalia Partyka thắng dễ Michelle Bromley 11-3, 11-5, 11-5, 11-7 ở vòng một bóng bàn nữ Olympic hôm 24/7. Natalia Partyka gặp Michelle Bromley của Australia trong trận ra quân nội dung đơn nữ. Dù không có cẳng tay và bàn tay phải, Partyka vẫn thi đấu áp đảo. Cô gái Ba Lan chỉ tốn sáu phút mỗi set để thắng ba set đầu với tỷ số 11-3, 11-5, 11-5. Trong set bốn, Partyka cũng chỉ cho đối thủ lên đến điểm 7 trước khi thắng chung cuộc 4-0 sau 29 phút.

Natalia Partyka tay vợt khuyết tật thắng áp đảo Michelle Bromley

Partyka là vận động viên đặc biệt của làng bóng bàn thế giới. Cô đứng đầu bảng thứ bậc ở nội dung khuyết tật. Đứng thứ 79 trên bảng điểm của Liên đoàn Bóng bàn Quốc tế. Tay vợt 31 tuổi sinh ra mà không có cẳng tay và cánh tay phải. Cô, vì thế, phải sử dụng khuỷu tay để cầm và tung bóng trong những pha giao bóng. Partyka từng lập kỷ lục VĐV Paralympic trẻ nhất thế giới ở Sydney năm 2000 khi mới 11 tuổi. Năm 2004, cô giành HC vàng Paralympic ở Athens và vô địch châu Âu. Năm 2008, cô vừa bảo vệ thành công HC vàng Paralympic, vừa đạt đủ điều kiện dự Olympic Bắc Kinh. Bốn năm sau, cô tiếp tục góp mặt ở Olympic London và trở thành hiện tượng khi lọt tới vòng ba nội dung đơn nữ.

Quá khứ không được lành lặn

Natalia Partyka sinh ngày 27/7/1989 tại thành phố cảng Gdansk của Ba Lan. Không may mắn như những đứa trẻ khác, cô không có bàn tay và cẳng tay phải. “Tôi có khá nhiều bạn, những người chấp nhận tôi và không bao giờ khiến tôi có cảm giác tôi khác họ. Tất nhiên cũng có không ít người giễu cợt và xa lánh tôi. Nhưng tôi không chấp. Tôi làm việc của mình. Tôi sống bình thường như mọi đứa trẻ khác. Bố mẹ ngay từ nhỏ đã để tôi sống tự lập và làm tất cả mọi thứ. Nhờ thế tôi buộc phải học cách tự xoay sở với tất cả mọi việc thường nhật. Bản thân tôi luôn chấp nhận bản thân, không oán trách số phận và làm những gì mình thích”. Cô gái vàng của làng bóng bàn Ba Lan chia sẻ.

Quá khứ không được lành lặn

Niềm đam mê bóng bàn của Partyka bắt đầu từ khi rất nhỏ. Mặc dù bị khuyết tật bẩm sinh nhưng khi chứng kiến chị gái thi đấu. Chứng kiến những giọt mồ hôi khi tập luyện và nụ cuời khi giành chiến thắng, bên trong cô bé chỉ có một cánh tay lành lặn đã dấy lên một tình yêu vô bờ với môn thể thao này. Chính vì thế từ năm 7 tuổi, Partyka đã theo chị gái 11 tuổi đi đánh bóng bàn. Mục tiêu của cô bé lúc đó chỉ là làm sao đánh bại được chị của mình.

Dù bất lợi nhưng cô vẫn lạc quan thi đấu

Tuy nhiên, Natalia dường như không thích bị người khác nhắc đến việc mình bị khuyết tật. Cô cho rằng, “Việc được quan tâm nhiều quá ban đầu làm tôi không thích. Nhưng sau này tôi đã tự chủ động biến nó thành động lực trên chiến trường Olympic khắc nghiệt này. Việc tham gia lần đầu tiên sẽ khiến tôi có cơ sở và kinh nghiệm để tham gia ở các lần tiếp theo. Hình ảnh đi trước của tôi hay các vận động viên khuyết tật khác sẽ trở thành cơ hội. Cánh cửa mở ra với các vận động viên có ý chí và muốn vươn lên từ Paralympic. Cứ hy vọng, rồi các bạn sẽ thành công”.

Dù cầm vợt tay trái, việc thiếu cẳng tay phải khiến Partyka bất lợi hơn đối thủ ở khả năng di chuyển và giữ thăng bằng. Những yếu tố quan trọng trong bóng bàn. “Đối với tôi khuyết tật không phải vấn đề nghiêm trọng”, tay vợt Ba Lan nói trước khi dự Olympic Tokyo. “Tôi vẫn so tài sòng phẳng với các tay vợt lành lặn và tập luyện bình thường. Tôi cảm thấy bản thân là người bình thường. Tôi có cùng giấc mơ Olympic như bất kỳ VĐV nào khác”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *