Một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở các giai đoạn khi bị ốm

Một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở các giai đoạn khi bị ốm

Khi bị bệnh, trẻ thường chán ăn, bỏ bữa hoặc ăn rất ít. Vì vậy người mẹ cần chăm sóc và cho trẻ ăn uống đầy đủ. Tuy nhiên khi trẻ bị ốm các bà mẹ thường lo lắng, bối rối. Về việc cho con mình ăn những thực phẩm gì để đảm bảo dinh dưỡng và nhanh khỏi bệnh. Ngoài việc đi khám bác sĩ và cho trẻ dùng các loại thuốc theo yêu cầu của bác sĩ. Thì việc lên thực đơn phù hợp với sức khỏe của bé cũng rất sức quan trọng. Trong thời gian ốm trẻ rất dễ bị sụt cân, giảm khả năng miễn dịch từ đó thời gian hồi phục lâu hơn. Do đó các bà mẹ cần chú ý đến vẫn đề dinh dưỡng cho trẻ.

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ cần nguồn dinh dưỡng khác nhau phù hợp với thể trạng và sự phát triển của bé. Chính vì vậy việc lựa chọn thực phẩm để chế biến cần được lựa chọn đúng và đảm bảo khoa học. Hôm nay vtcsinc.com đưa ra một số chế độ dinh dưỡng cần cho các bé khi ốm ở giai đoạn phát triển khác nhau. Để giúp các bà mẹ có thêm sự lựa chọn về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé nhà mình.

Dinh dưỡng cho trẻ dưới 4 tháng tuổi bị ốm cần được mẹ đặc biệt quan tâm

Trong thời gian trẻ ốm, người mẹ cần chọn cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Nếu cần cho trẻ ăn thành nhiều bữa. Với thức ăn loãng hơn và thời gian ăn nên kéo dài hơn bình thường để giúp trẻ thấy dễ chịu, ăn nhiều hơn.

Với trẻ dưới 4 tháng tuổi, vẫn tiếp tục duy trì cho trẻ bú nhưng tăng số lần bú trong ngày lên. Số lần bú tối thiểu 10-12 lần trên một ngày. Thời gian mỗi lần cho trẻ bú cần kéo dài hơn. Vì khi trẻ bị ốm khả năng mút hay bú của trẻ sẽ yếu hơn so với bình thường.

Dinh dưỡng cho trẻ dưới 4 tháng tuổi bị ốm cần được mẹ đặc biệt quan tâm

Đối với các bé bị tắc mũi hoặc mệt quá không bú được thì mẹ cần phải vắt sữa ra và cho bé ăn bằng thìa. Lúc này cần lưu ý vệ sinh và tiệt trùng thật kỹ các công cụ vắt sữa và dụng cụ cho trẻ ăn.

Một số lưu ý cho người mẹ.

  • Trong thời gian cho con bú, mẹ không nên ăn những thức ăn như tỏi, su su, măng… Vì có thể làm cho sữa mẹ đổi mùi bé sẽ không bú.
  • Mẹ nên chú ý vệ sinh núm vú, bình sữa thật sạch sẽ. Vì đó là môi trường lý tưởng cho các loại vi trùng, vi khuẩn sinh sôi phát triển. Mỗi lần trẻ bú xong mẹ nên rửa sạch bình ngay và trụng nước sôi bình, núm vú trước khi pha cữ sữa kế tiếp.
  • Để đảm bảo nguồn sữa đủ và chất lượng sữa người mẹ cần bổ sung cân bằng đủ 4 nhóm chất. Như chất đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt vitamin B6, B12, khoáng chất sắt, canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Những thực phẩm cần cung cấp cho trẻ từ 5 đến 12 tháng tuổi khi bị ốm

Ngoài sữa, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung. Cần ăn thêm nhiều bữa và từng ít một với các thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa, cá… Cho thêm dầu, mỡ để tăng năng lượng của khẩu phần. Thức ăn cần mềm, nấu kỹ loãng hơn bình thường để dễ tiêu hóa.

Cho trẻ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh và giảm nguy cơ bội nhiễm. Cho trẻ ăn thêm nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ… Để tăng cường vitamin và khoáng chất giúp trẻ tăng sức đề kháng.

Những thực phẩm cần cung cấp cho trẻ từ 5 đến 12 tháng tuổi khi bị ốm

Sau khi trẻ khỏi ốm, vẫn cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để giúp trẻ hồi phục nhanh. Và tránh suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này. Nên cho trẻ ăn thêm mỗi tuần 2 bữa trong 2 tuần liền.

Với tất cả các trẻ bị tiêu chảy kéo dài cần lưu ý sau.

  • Nếu vẫn còn bú mẹ, cho trẻ bú lâu hơn cả ngày lẫn đêm. Giúp bổ sung khoáng chất và lượng nước cần thiết để trẻ nhanh hồi phục.
  • Nếu đang được cho ăn sữa khác. Thay thế sữa đó bằng cách cho bú mẹ tăng lên. Hoặc có thể thay thế bằng sữa chua hoặc sữa đậu nành.
  • Bổ sung thêm nước có chứa khoáng chất cho bé để đảm bảo cơ thể bé không bị mất nước. Đối với các bệnh về mùa hè thì việc uống đủ nước có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh rất tốt.
  • Thức ăn cần nấu chín kỹ, mềm nhừ, loãng hơn bình thường cho bé dễ nuốt, dễ tiêu hóa.

Trẻ từ 12 tháng tuổi bị ốm cần lưu ý vấn đề gì về dinh dưỡng

Nếu trẻ còn bú vẫn duy trì cho trẻ bú bình thường. Đây là giai đoạn tăng trưởng và phát triển cả về thể chất lẫn trí não nên các bà mẹ phải lưu ý chế độ ăn phù hợp. Sau ốm, phải tăng cường các thức ăn có nhiều đạm như thịt cá, trứng, sữa . Và các thực phẩm giàu vitamin, ví dụ như các loại trái cây, nước ép hoa quả, để phòng tránh suy dinh dưỡng.

Trẻ từ 12 tháng tuổi bị ốm cần lưu ý vấn đề gì về dinh dưỡng

Đối với những bé đã ăn thức ăn bổ sung, mẹ nên cho bé ăn thức ăn loãng, dễ tiêu. Nhưng vẫn cung cấp đủ chất béo và đạm để đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng. Như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua. Và một nguyên tắc chung với tất cả các bé bị ốm là mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày. Mỗi lần chỉ 1/3 bát và chỉ cho bé ăn khi đã hạ sốt.

Một số lưu ý mà các mẹ cần nhớ khi trẻ nhỏ bị ốm.

  • Cho trẻ ăn nhiều bữa hơn với số lượng mỗi bữa ít hơn.
  • Thức ăn cho trẻ ốm cần nấu loãng và giàu chất dinh dưỡng hơn.
  • Khi trẻ ốm không cần kiêng khem các loại thực phẩm như tôm cá, dầu mỡ và rau xanh.
  • Khi trẻ ốm cần cho trẻ uống nhiều nước. Nhất là đối với trẻ bị tiêu chảy. Súp, nước cháo muối, dung dịch oresol chỉ là các dịch bù nước. Không nên coi là thức ăn vì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
  • Trẻ bị tiêu chảy tránh cho ăn các thực phẩm có nhiều đường, nước ngọt có gas.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *