Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Phụ nữ mang thai cần đảm bảo chế độ ăn uống cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng để thai nhi phát triển đầy đủ; đặc biệt 3 tháng đầu rất quan trọng. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, chế độ ăn uống của người mẹ cần phải cân bằng và bổ dưỡng. Điều này bao gồm sự cân bằng hợp lý giữa protein, carbohydrate và chất béo; đồng thời ăn nhiều rau và trái cây. Vậy đối với sức khỏe của mẹ và bé, khi mang thai 3 tháng đầu nên và không nên ăn gì? Hãy cùng vtcsinc.com tìm hiểu ngay những thực phẩm tốt cho mẹ và bé trong bài viết dưới đây nhé.

Những dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé trong giai đoạn đầu

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, tế bào phôi đang phân hóa bắt dầu hình thành các chức năng cơ bản của cơ thể. Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu lúc này không cần ăn quá nhiều. Nhưng phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi phát triển. Trong đó có những dưỡng chất không thể thiếu như:

Axit folic: Là chất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não và cột sống thai nhi. Nếu mẹ không bổ sung đủ axit folic thì nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của thai nhi rất cao. Mỗi ngày mẹ nên chú ý thêm khoảng 400mg axit folic vào khẩu phần ăn của mình.

Mỗi ngày thêm khoảng 400mg axit folic vào khẩu phần ăn

Protein: Là nguồn duy trì năng lượng cơ thể mẹ. Cũng giúp ngăn ngừa những triệu chứng thần kinh bất thường ở thai nhi. Lượng protein mẹ bầu cần trong một ngày là 55-190g.

Sắt: Thiếu sắt, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Gây nên tình trạng thiếu máu, không đủ đáp ứng nhu cầu cần thiết và sự phát triển của thai nhi.

Canxi: Canxi là chất thai nhi cần để phát triển hệ xương, răng. Nếu thiếu canxi cả mẹ và bé đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?

Thịt bò: Chứa hàm lượng sắt cao rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Nhưng mẹ bầu chú ý không ăn thịt bò tái chín sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm.

Cá hồi: Được biết đến là nguồn bổ sung canxi và vitamin D tuyệt vời cho mẹ bầu; cá hồi còn chứa một lượng omega 3 lớn giúp hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển tế bào não của thai nhi.

Trứng: Chứa nhiều protein và vitamin D tốt cho sự phát triển xương của trẻ.

Họ hàng nhà đậu: Là những thực phẩm chứa nhiều protein cần thiết cho sự phát triển của mô, cơ bắp của bé. Đồng thời cung cấp nặng lượng cho cơ thể mẹ.

Sữa chua: Trong sữa chua chứa nhiều canxi, vitamin D, các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Và giúp mẹ ngăn chứng khó tiêu, táo bón.

Trong sữa chua chứa nhiều canxi, vitamin D

Súp lơ: Là thực phẩm giàu sắt, axit folic đặc biết tốt cho thai nhi. Ngoài ra các loại rau xanh như xà lách, cải bẹ xanh cũng chứa nhiều axit folic mà mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình.

Các loại hoa quả giàu vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi giúp mẹ hấp thu sắt, tốt cho hệ miễn dịch; cũng chứa hàm lượng axit folic cao.

Các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu bổ sung 300 calories mỗi ngày để tăng 2-3kg trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ cần luân phiên thay đổi khẩu phần ăn đa dạng vừa đầy đủ chất vừa bổ sung năng lượng tăng cường những thực phẩm mà chúng tôi đã nêu ở trên.

Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Trong đó, 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng; tạo tiền đề cho sự phát triển của thai nhi trong 6 tháng tiếp theo. Cho nên có thể coi 3 tháng đầu là khoảng thời gian nguy hiểm nhất với thai kỳ. Lúc này em bé chưa hoàn toàn làm tổ chắc chắn; cơ thể người mẹ cũng chưa thích nghi với việc có mặt của bé.

3 tháng đầu thai kỳ cũng là thời gian mà thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan chính như tủy sống, não, tim, phổi, gan… Nên vai trò của việc tăng cường chất dinh dưỡng thời kỳ này là rất quan trọng. Nguồn dinh dưỡng này sẽ được nạp vào từ mẹ và vận chuyển theo máu; để nuôi dưỡng thai nhi phát triển từng ngày. Chính vì vậy, bạn nên chú ý đến những thực phẩm tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Theo dõi cân nặng, uống bổ sung sắt, axit folic, đa vi chất theo khuyến nghị của các bác sĩ dinh dưỡng.

Lưu ý: Mẹ bầu có thể không cần bổ sung thêm năng lượng nhiều ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Bởi vì thai nhi lúc này vẫn còn quá nhỏ nên mẹ bầu chưa cần phải tăng nhiều cân. Mẹ chỉ cần bổ sung thêm từ 200 – 300 calo mỗi ngày. Và tăng thêm 1 – 2,5kg là tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *