Theo một bài khảo sát và thống kê cho thấy những người trẻ tuổi hiện đại tích cực hẹn hò, yêu đương song lại từ chối việc kết hôn và tiến tới hôn nhân rồi có con. Lý do vì nhiều vấn đề do áp lực kinh tế, quan niệm sống vì bản thân nhiều hơn. Nhưng nhà xã hội học gia đình như William Goode đã từng mô tả một phần cơ bản của xã hội này chính là thời kỳ hoàng kim của những gia đình và hôn nhân, song vấn đề này đang bị thách thức.
Theo tờ The Paper, mối xung đột giữa sự nghiệp và gia đình hay chính gánh nặng phải nuôi, giáo dục con cái khiến nhiều người trẻ không chọn hôn nhân truyền thống và thoát ra khỏi khuôn mẫu. Ví như sống thử, không kết hôn, single mom cùng nhiều mô hình khác nhau đang được người trẻ áp dụng. Cụ thể như thế nào hãy cùng đến với điểm tin đời sống giới trẻ hôm nay nhé.
Quan điểm tích cực yêu đương nhưng ngại tiến đến hôn nhân
Thích yêu, ngại cưới Zhang Xuesong, nghiên cứu sinh xã hội học tại Đại học Thượng Hải (Trung Quốc), đồng ý với quan điểm cho rằng người trẻ ngày nay đều tích cực hẹn hò, yêu đương, kết bạn nhưng khó khăn để tiến tới hôn nhân. Zhang giải thích các phương thức kết nối giữa mọi người ngày càng đa dạng với tốc độ cực cao, tuy nhiên điều đó cũng khiến chuyện yêu đương ngày càng khó khăn.
Nỗi lo kết hôn và sinh con ngày càng mở rộng trong giới trẻ, song không phải ai cũng may mắn tìm được đối tượng phù hợp. Trong khi đó, các bậc phụ huynh ở đất nước tỷ dân vẫn giữ quan điểm về một cuộc hôn nhân dị tính, mong con cái sẽ kết hôn rồi sinh con, có người nối dõi tông đường rồi an dưỡng tuổi già. Một lý do khác là sự cô đơn trong xã hội làm tăng khoảng cách tâm lý, khiến nhiều người mất niềm tin. Những buổi hẹn hò mù quáng, chóng vánh ở các thành phố lớn là một minh chứng cho vấn đề này.
Hẹn hò qua mạng ở Trung Quốc không phổ biến
Phần mềm xã hội cùng các ứng dụng hẹn hò liên tục ra mắt các sản phẩm mới. Tuy chuyên nghiệp nhưng lại khiến quá trình tìm hiểu lẫn nhau; trở nên rập khuôn, giả tạo và nhàm chán. Mặt khác, không gian ảo không đáng tin cậy và tại Trung Quốc, việc hẹn hò qua mạng không phổ biến như ở nhiều nước phương Tây.
Theo Zhang, có hai mô hình cơ bản trong hôn nhân là “mô hình nền tảng” – hai người cùng nhau phấn đấu, đi lên từ con số 0, và “mô hình đỉnh cao” – hai người độc lập về tài chính, sau đó yêu và kết hôn. Hôn nhân truyền thống phân công đàn ông là người chu cấp kinh tế và phụ nữ lo chăm sóc gia đình. Ngày nay, kết hôn cần nhiều tiền hơn ngày xưa, và các doanh nghiệp kinh doanh còn tạo ra ngày càng nhiều “nhu cầu giả” khiến gánh nặng tiền bạc tăng.
Phụ nữ Trung Quốc có nhiều quyền lựa chọn hơn nhưng vẫn bất lợi trong hôn nhân
Tỷ lệ dân số chênh lệch khiến phụ nữ Trung Quốc có nhiều quyền lựa chọn hơn, nhưng nhìn chung, phái yếu vẫn ở vị thế bất lợi trong hôn nhân. Nhiều người trẻ muốn đảm bảo về tài chính trước khi kết hôn, phụ nữ cũng tích cực kiếm tiền. Trong tương lai gần, sẽ có ngày càng nhiều mối quan hệ hôn nhân bình đẳng. Phụ nữ ngày càng độc lập, khiến những thỏa thuận trong hôn nhân truyền thống đảo lộn.
Tỷ lệ nam nhiều hơn nữ cũng tạo gánh nặng lớn về kinh tế, tinh thần đối với đàn ông. Khiến họ không còn tích cực theo đuổi phụ nữ để tiến tới việc lập gia đình. Nhiều phụ nữ trẻ cảm thấy điều quan trọng nhất trong cuộc đời ngắn ngủi; là phấn đấu cho sự nghiệp và tận hưởng cuộc sống riêng. Họ lựa chọn không sinh con. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ thường coi đó là thái độ “ích kỷ”. Quan điểm truyền thống cho rằng không có con là một thiếu sót trong cuộc đời.
Tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc giảm
Giới chức Trung Quốc cho rằng tỷ lệ kết hôn giảm do số người trong độ tuổi kết hôn giảm. Hậu quả của chính sách một con đưa ra năm 1979. Nhưng các nhà nhân khẩu học đã nhiều năm liền cảnh báo về một cuộc khủng hoảng dân số. Năm 2014, dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc lần đầu suy giảm sau hơn 30 năm; buộc các nhà lãnh đạo phải hành động.
Năm tiếp theo, chính phủ Trung Quốc tuyên bố chấm dứt chính sách một con; cho phép mỗi gia đình sinh hai con. Chính sách mới có hiệu lực từ 1/1/2016, nhưng tỷ lệ kết hôn và sinh con vẫn không ngừng giảm. Từ năm 2016 tới 2019, tỷ lệ sinh giảm từ 13/1.000 người xuống 10/1.000 người.
Tỷ lệ kết hôn giảm không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở toàn cầu. Đặc biệt là các nước phương Tây giàu có. Wei-Jun Jean Yeung, nhà xã hội học tại Đại học Quốc gia Singapore nhiều năm nghiên cứu; về hôn nhân và gia đình trong xã hội châu Á. Trung Quốc vẫn có tỷ lệ kết hôn cao nhất.
Nhưng không quốc gia, vùng lãnh thổ nào cố gắng điều chỉnh chính sách dân số; như cách Trung Quốc đã làm khi ban hành chính sách một con. Chính sách này đã ảnh hưởng tới hôn nhân theo nhiều mặt, Yeung nói.
Nên tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất
Zhang cho rằng mọi người nên dũng cảm theo đuổi ước mơ; và tận hưởng cuộc sống của mình một cách trọn vẹn nhất. “Bố mẹ vốn dĩ luôn muốn tôi có con. Ban đầu họ không hiểu, nhưng khi tôi chia sẻ về áp lực của nuôi dạy con cái, cạnh tranh trong giáo dục đã khiến họ thay đổi suy nghĩ. Cha mẹ không muốn tôi phải kiệt sức”.
Theo Zhang, cuộc sống của mỗi người là của chính họ. “Hãy theo đuổi suy nghĩ tích cực bên trong bạn và giao tiếp nhiều hơn với cha mẹ. Hãy khơi dậy trong họ rằng họ cần yêu và tôn trọng bạn, để họ thấy được bạn có thể sống tốt và hạnh phúc mà không cần kết hôn và sinh con”.