Từ lúc mới lọt lòng và cho đến khi 6 tuổi chính là giai đoạn trẻ hay bị ốm bởi sức đề kháng yếu và sốt là biểu hiện thường gặp. Để chủ động kiểm tra về sức khỏe của trẻ thì mẹ cẩn thận để chuẩn bị sẵn trong nhà một chiếc nhiệt kế nhỏ để có thể theo dõi thân nhiệt con. Một số bệnh mà những đứa trẻ thường mắc phải trong mùa đông như là viêm mũi, cảm cúm và viêm phế quản, đặc biệt sẽ là khi trẻ lên cơn sốt. Bởi vì vào mùa đông thì thời tiết thay đổi liên tục trong khi trẻ em có sức đề kháng yếu. Thế nên trẻ sẽ rất dễ sốt trong mùa đông.
Chính vì vậy mà những bậc cha mẹ cần phải hết sức cẩn trọng và cần có những biện pháp phù hợp nhằm phòng ngừa bệnh sốt của trẻ vào mùa đông. Các phụ huynh nên có những bổ sung dinh dưỡng cần thiết dành cho trẻ; chuẩn bị sẵn chiếc nhiệt kế và thuốt hạ sốt để trong nhà để có thể kịp thời chữa trị cho trẻ.
Phòng bệnh vẫn hơn là chữa bệnh trong mùa đông
Mỗi khi ra đường mẹ trang bị cho con đầy đủ áo, mũ, tất, khăn, khẩu trang để giữ ấm. Về đến nhà, phụ huynh hướng dẫn bé rửa tay để giảm nguy cơ lây bám virus gây bệnh. Mẹ cũng khuyến khích con vận động thân thể để tăng cường sức khỏe trước thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra, gió mùa, nhiệt độ thấp cộng mưa thất thường trẻ dễ nhiễm quai bị, sởi, chân tay miệng, cảm cúm, viêm phế quản, viêm amidan.
Phòng bệnh vẫn hơn là chữa bệnh, cha mẹ nên chủ động phòng ngừa giúp con hạn chế ốm sốt. Mẹ tham khảo các loại thực đơn bổ dưỡng để tăng cường rau củ, trái cây giàu vitamin A và C chống virus; thịt, hạt giàu kẽm và selen giúp bạch cầu mạnh hơn; gia vị có tinh dầu sát trùng đường hô hấp… Cha mẹ ưu tiên đồ tươi, không chiều, cho bé ăn đồ chế biến sẵn chứa nhiều chất béo, đường, muối. Ngoài ra, theo các chuyên gia y tế, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thay chăn đệm thường xuyên, cùng chơi để tinh thần bé thoải mái.
Chuẩn bị sẵn thuốc uống cho trẻ
Thực tế, sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể để phản ứng lại tác nhân gây bệnh muốn xâm nhập, nhưng những lần con sốt quá cao và kéo dài đến nỗi phải nhập viện theo dõi vẫn nỗi ám ảnh của mẹ. Mỗi tiếng con ho khiến phụ huynh bất an, lo lắng. Cha mẹ nên mua sẵn gói Hapacol để trong tủ thuốc, nếu con sốt trên 38,5 độ C thì dùng luôn. Với bé dưới một tuổi mẹ cho con uống Hapacol 80, trẻ từ 1 đến 3 tuổi thì Hapacol 150, 4 đến 6 tuổi thì mẹ chuyển sang mua Hapacol 250.
Trẻ dưới 6 tuổi, các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên hạ sốt bằng paracetamol, liều dùng đúng là 10-15mg paracetamol tương ứng một kg trong mỗi lần sử dụng, cách nhau 4-6 giờ. Ví dụ như con nặng 5-8kg dùng một gói Hapacol 80 một lần; bé nặng 10 – 15kg dùng một gói Hapacol 150 mỗi lần; bé nặng 16-25kg thì thích hợp dùng Hapacol 250 một lần để hạ sốt.
Các dấu hiệu trẻ bị bệnh trong mùa đông cần thăm khám ngay
Đưa con tới bác sĩ
Các vị phụ huynh nên đưa con tới bác sĩ với các trẻ có nguy cơ sau
- Dưới 6 tháng tuổi
- Không kiểm soát được nhiệt độ (dù đã cho uống thuốc mà vẫn không hạ sốt)
- Cha mẹ nghi ngờ trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy ( mắt trũng, khóc không nước mắt)
- Đã được đi khám bác sĩ nhưng tình trạng không cải thiện hoặc xuất hiện các triệu chứng mới
Đưa con đi khám cấp cứu
Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám cấp cứu khi trẻ sốt kèm theo các dấu hiệu sau:
- Cha mẹ cảm thấy lo âu và không liên hệ được với bác sĩ
- Bạn nghi ngờ bé bị mất nước
- Trẻ xuất hiện co giật
- Phát ban
- Xuất hiện thay đổi tri giác
- Trẻ thở nhanh, sâu, thở khó khăn
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi
- Đau đầu liên tục
- Nôn nhiều
- Trẻ có bệnh mãn tính khác, đang điều trị thuốc kéo dài
Xem những tin tức mới nhất tại đây.