Khi bé ở giai đoạn một tuổi, bạn sẽ nhận thấy sự phát triển. Hay sự thay đổi nhanh về mặt thể chất, khả năng khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh của trẻ. Vào thời điểm này bé cần được cung cấp nhiều năng lượng trong một ngày hơn những trẻ dưới 1 tuổi. Các chất dinh dưỡng, các khoáng chất, vitamin cần được bổ sung cho sự phát triển toàn diện của bé. Vì vậy chế độ dinh dưỡng cho bé ở độ tuổi này là vô cùng quan trọng và cần thiết. Cũng là mối quan tâm của cha mẹ khi con mình bước vào độ tuổi này.
Nhưng việc xây dựng chế độ dinh dưỡng như thế nào, tỷ lệ thành phần hay phương pháp như thế nào cho phù hợp và khoa học. Đó là bài toán khó mà các bậc phụ huynh đang cần tìm lời giải. Nhận thấy sự khó khăn mà gia đình các bé đang gặp phải. Hôm nay vtcsinc.com sẽ đưa ra một số lời khuyên cũng như giải pháp cho việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé một cách phù hợp nhất.
Những điểm cha mẹ cần quan sát khi con bắt đầu sang giai đoạn một tuổi
Ở cột mốc 1 tuổi, bé trai thường nặng khoảng 9.6kg, dài khoảng 75.7cm. Bé gái nặng khoảng 8.9kg, dài khoảng 74cm. Lúc này, bé đã có thể đứng và bắt đầu chập chững những bước đi đầu tiên. Đồng thời, bé cũng có thể gọi ba, mẹ hoặc nói những từ đơn giản.
Rất nhiều bé từ 1 tuổi trở nên biếng ăn. Bởi đây là giai đoạn bé đang học cách ăn và làm quen với các dạng thức ăn rắn. Vì thế ở thời điểm này, ba mẹ không nên ép con ăn. Mà hãy khuyến khích bé ăn một cách tự nguyện và vui vẻ. Nếu biến mỗi bữa ăn của bé thành một “trận chiến” sẽ dễ khiến bé sợ hãi và gây nên chứng biếng ăn về sau.
Ngoài vấn đề ăn uống, giấc ngủ trong độ tuổi này cũng rất quan trọng với bé. Bé ngủ trung bình từ 13 – 15 tiếng mỗi ngày. Đặc biệt, bố mẹ nên cho bé ngủ sâu trước 10h đêm. Điều đó sẽ kích thích sự hoạt động của các nội tiết tố tăng trưởng giúp trẻ “dài” hơn trong giấc ngủ.
Vai trò dinh dưỡng trong sự phát triển của trẻ ở giai đoạn này
Giai đoạn từ 1-3 tuổi có một số chất dinh dưỡng đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của trẻ như là sắt, canxi và DHA. Sắt là thành phần chủ yếu tạo nên hemoglobin – loại protein trong hồng cầu. Có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các mô. Còn canxi là thành phần cơ bản để cấu tạo nên xương và răng, hỗ trợ hoạt động của cơ bắp. Đồng thời tham gia vào tất cả các chức năng khác của cơ thể trẻ. DHA là chất quan trọng tham gia cấu tạo nên các tế bào não và võng mạc.
Việc cung cấp không đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày đặc biệt là các chất dinh dưỡng kể trên. Sẽ dẫn đến những vấn đề về sức khỏe cho trẻ như: suy dinh dưỡng, thấp còi, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Ngoài ra, thiếu dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến chỉ số thông minh, trí tuệ. Cũng như sự tập trung khiến cho trẻ trở nên ủ rũ, lầm lì, không thích vận động và dễ bị cô lập trong cộng đồng. Do đó, mẹ hãy chuẩn bị cho trẻ một nguồn dinh dưỡng thật tốt để trẻ có thể phát triển một cách tối ưu nhé.
Gợi ý về một số loại thực phẩm tốt cho bé ở giai đoạn trẻ một tuổi
Hoa quả rau xanh không thể thiếu trong sự lựa chọn này
Bơ là một thực phẩm tuyệt vời đối với trẻ 1 tuổi. Bơ rất giàu dinh dưỡng, bao gồm cả chất béo lành mạnh. Rất có lợi cho hoạt động của não và tim ở trẻ. Một nửa cốc bơ (75 gram) thái hạt lựu cung cấp gần 9 gram chất béo không bão hòa lành mạnh. Có thể cắt lát bơ hoặc nghiền nát rồi phết lên bánh mỳ nước ngũ cốc nguyên hạt hay bánh quy giòn. Ngoài ra, bạn có thể trộn bơ với các loại trái cây và rau quả mềm khác. Chẳng hạn như bí ngô nấu chín hoặc khoai lang.
Cải xanh, đậu Hà Lan và cà rốt là một cách tuyệt vời để trẻ làm quen với nhóm thực phẩm này. Bông cải xanh, cà rốt và đậu Hà Lan chứa nhiều chất xơ và vitamin C. Hơn nữa, cà rốt chứa lutein, hỗ trợ sức khỏe của mắt. Trong khi đậu Hà Lan giàu protein, giúp hỗ trợ quá trình xây dựng cơ bắp. Có thể chế biến kèm với các loại rau khác, bao gồm rau mùi tây, khoai lang và bí.
Sữa chua và sữa một sự lựa chọn cần thiết
Sữa và sữa chua là nguồn protein và canxi tạo xương tuyệt vời, cũng có lợi cho sự phát triển của răng. Một ly (244 ml) sữa nguyên chất cung cấp 39% giá trị hàng ngày (DV). Đối với canxi mà trẻ 1 tuổi cần mỗi ngày, cũng như 8 gram protein. Mặc dù bạn có thể tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi hoặc lâu hơn. Sữa nguyên chất hoặc sữa chua cũng có thể được sử dụng trong bữa ăn hoặc như một bữa ăn nhẹ. Sữa chua có thể được phủ lên trên bằng trái cây tươi thái hạt lựu hoặc một giọt mật ong.
Thịt gà thực phẩm giàu chất đạm
Cho trẻ ăn thịt gà mềm hoặc thịt gà tây xay là cách tuyệt vời để bổ sung protein cho trẻ. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ. Bạn có thể bắt đầu bằng cách cho trẻ ăn thịt gà xay nhuyễn hoặc thịt mềm. Trước tiên, luộc thịt, sau đó thêm sữa, nước. Dùng hoặc sữa chua để làm mềm hỗn hợp này trong máy xay hoặc máy chế biến thực phẩm. Khi trẻ cảm thấy hào hứng hơn với việc tự ăn, xào thịt hoặc cắt thành những miếng nhỏ, vừa miệng trẻ.
Hay bổ sung trứng vào bữa ăn của trẻ
Trứng là thực phẩm đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ em và người lớn. Trứng hỗ trợ sức khỏe của mắt và phát triển trí não. Trứng giàu protein, chất béo lành mạnh và một loạt các chất dinh dưỡng khác. Có thể chiên trứng hoặc luộc trứng cho trẻ. Khi trẻ cố gắng tự ăn, bạn nên cắt trứng thành miếng vừa ăn cho trẻ.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng trứng là một trong tám loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất cho trẻ em. Các triệu chứng có thể bao gồm nổi mề đay, nghẹt mũi. Ngoài ra còn có các vấn đề tiêu hóa, ho, khò khè và khó thở. Trứng có thể gây dị ứng nhưng hiếm khi gây sốc phản vệ. Một phản ứng đe dọa tính mạng nghiêm trọng có thể làm tắc nghẽn đường thở, gây ra chóng mặt hoặc mất ý thức.
Những nguyên tắc cho bữa trẻ một tuổi đảm bảo khoa học
Cần đa dạng và kết hợp các nguồn thực phẩm sạch
Một khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi cần 30 – 40% chất béo, 20 – 25% chất đạm. Phần còn lại là tinh bột và các vitamin, khoáng chất. Ở độ tuổi thôi nôi, bé thường nhàm chán với một loại thực phẩm cứ lặp đi lặp lại.
Đảm bảo trẻ ăn đúng bữa
Giai đoạn bé 1 tuổi cũng biết đứng và biết đi nên khá là hiếu động và vận động nhiều hơn. Chính vì thế mà lượng kalo bị tiêu hao nên bé sẽ thường xuyên cảm thấy đói. Mẹ không nên cho bé ăn quá no trong 1 lần, thay vào đó là nhiều bữa nhỏ. Nhu cầu bé cần ăn 1 ngày tối thiểu khoảng 5 bữa. Thời gian cách 3 giờ cho 1 lần ăn là tốt nhất.
Không nên cho muối vào thức ăn của trẻ
Do hệ tiêu hóa của trẻ 1 tuổi còn yếu nên các mẹ cần chú ý đến nêm gia vị ăn dặm trong mỗi lần chế biến. Thay vì sử dụng gia vị có sẵn các mẹ có thể học cách làm bột gia vị cho bé ăn dặm. Vừa đảm bảo an toàn, dinh dưỡng vừa đảm bảo sức khỏe của bé được đảm bảo tốt nhất.
Xây dựng thực đơn khoa học đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi
Các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng khuyến nghị, thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi tối ưu nhất nên gồm:
- 3 đến 4 bữa bú sữa mẹ.
- 3 bữa ăn thức ăn dặm.
- Một vài bữa phụ có thể gồm: sữa công thức, trái cây mềm, nui, mì, phở,…
Bố mẹ lưu ý 3 bữa thức ăn dặm nên bao gồm đủ 4 nhóm thực phẩm chủ yếu:
- Đạm: Thịt băm nhuyễn, cá, trứng băm nhuyễn.
- Đường, tinh bột: tốt nhất là bột ngũ cốc, cháo, cơm nhão.
- Chất béo: 1 thìa cà phê dầu thực vật.
- Chất xơ xay nhuyễn như rau xanh luộc chín, cà rốt, bí đỏ, củ dền, khoai tây,…
Ngoài ra, mẹ có thể cho bé ăn tráng miệng sau mỗi bữa ăn. Một số món ăn tráng miệng như sữa chua, trái cây, kem tươi, nước trái cây, sinh tố,… Một vài món cháo gợi ý cho các bà mẹ như: cháo thịt bằm, cháo tôm, cháo thịt lợn cải ngọt,…
Một số lưu ý nhỏ khi cho bé ăn
- Khi cho trẻ ăn bất cứ thức ăn gì lần đầu tiên, hãy cho trẻ ăn từng chút một. Sau đó tăng dần lượng ăn lên khi trẻ đã quen.
- Khi chuẩn bị bữa ăn cho trẻ, mẹ nên chế biến đa dạng các nhóm thực phẩm. Điều đó tránh gây nhàm chán và thiếu chất dinh dưỡng.
- Cho trẻ làm quen với lối sống hàng ngày của gia đình và tôn trọng thời gian ăn 3 bữa của gia đình.
- Khi trẻ muốn tự ăn, hãy để cho trẻ làm. Điều này giúp trẻ hứng thú hơn với bữa ăn.
- Thời gian ăn của trẻ chỉ nên kéo dài trong 30-40 phút mỗi bữa.
- Không nên cho trẻ dùng đồ có chất kích thích, đồ ăn quá ngọt hay quá mặn và các đồ ăn vặt trước mỗi bữa ăn.
Ngoài ra, vì lượng ăn của con thất thường, mẹ có thể bổ sung thêm sữa. Hay các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai…) vào thực đơn để tăng cường dinh dưỡng.