Cây máu rồng được coi là một trong những biểu tượng của quần đảo Socotra. Tuổi thọ của cây máu rồng này có thể lên tới hàng trăm năm. Nhưng loài này hiện đang đứng trước nguy cơ biến mất vĩnh viễn.
Socotra (hay còn gọi là Soqotra) là một trong số 4 quần đảo lớn thuộc Ấn Độ Dương. Quần đảo Socotra hiện gồm các đảo: Socotra, Abd al Kuri, và Samhah cũng như Darsa. Với tổng diện tích chiếm khoảng 3.800km2, thuộc nước cộng hòa Yemen (Tây Nam Á). Bài viết sau đây chúng tôi sẽ đưa bạn đến quần đảo Socotra, Yemen nơi có loài cây vô cùng đặc biệt này nhé.
Cây máu rồng với nhựa cây có màu đỏ như máu
Đảo Socotra có sự đa dạng sinh học đáng kinh ngạc. Đảo này được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 2008 vì có hơn 700 loài động thực vật đặc hữu.
Đáng chú ý là cây máu rồng (dragon blood tree) với nhựa cây có màu đỏ như máu. Khi cây còn nhỏ, chúng chỉ có một thân. Đến khi cây trưởng thành, chúng phân nhánh và phát triển tán có hình dạng như chiếc dù che mưa.
Theo truyền thuyết, cây máu rồng đầu tiên được sinh ra từ máu của một con rồng bị thương khi chiến đấu với voi. Kể từ đó, nhựa của loài thực vật này có màu đỏ như màu máu và đặt tên là “cây máu rồng”. Loài máu rồng được coi là biểu tượng của quần đảo Socotra. Tuổi thọ của cây có thể lên tới hàng trăm năm nhưng loài này đang đứng trước nguy cơ biến mất vĩnh viễn. Bởi Socotra ngày càng khô hạn, mưa mùa thất thường; và ít đi do biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học dự báo đến năm 2080, 45% môi trường sống lý tưởng của loài máu rồng có thể mất đi.
Theo truyền thuyết, loài máu rồng đầu tiên được sinh ra từ máu của một con rồng bị thương khi chiến đấu với voi. Kể từ đó, nhựa của loài thực vật này có màu đỏ như màu máu và đặt tên là “cây máu rồng”.
Xem thêm các bài viết về Du lịch tại đây.
Loài thực vật kỳ lạ này có chu trình sinh trưởng cũng khác thường
Cây máu rồng có chu trình sinh trưởng khác thường. Cây non chỉ có một thân. Sau 10-15 năm, thân cây ngừng phát triển và bắt đầu ra hoa. Cây ra trái khi hoa tàn. Sau đó, cây tiếp tục đâm chồi và phân nhánh. Mỗi nhánh phát triển 10-15 năm và sinh ra nhánh cấp 2. Từ nhánh cấp 2 sinh ra nhánh cấp 3, cấp 4. Phải mất tới 10 năm cây mới đạt chiều cao 120cm. Sau giai đoạn này, cây phát triển nhanh hơn
Theo Global Trees Campaign, người dân đảo Socotra sử dụng quả của loài máu rồng làm thức ăn cho bò hòn đảo và dê. Tuy nhiên, họ chỉ sử dụng một lượng ít. Nhựa cây này còn có công dụng chữa bệnh theo dân gian như làm lành vết thương. Bồi bổ sức khỏe, hay tạo nên lớp sơn của những cây đàn violin Stradivarius nổi tiếng
Cây máu rồng được coi là biểu tượng của đảo Socotra. Tuổi thọ của cây có thể lên tới hàng trăm năm nhưng loài này đang đứng trước nguy cơ biến mất vĩnh viễn. Bởi, Socotra ngày càng khô hạn, mưa mùa thất thường và ít đi do biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học dự báo đến năm 2080, 45% môi trường sống lý tưởng của loài máu rồng có thể mất đi
Socotra được mệnh danh là hòn đảo “ngoài hành tinh” bởi nơi đây là nhà của nhiều loài động thực vật kỳ lạ. Các nhà khoa học còn gọi Socotra là Galapagos của Ấn Độ Dương. Năm 2008, quần đảo Socotra được đưa vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới.