Hầu hết các CLB đều phản đối dời V-League qua năm 2022

Hầu hết các CLB đều phản đối dời V-League qua năm 2022

Hạn cuối để các CLB phản hồi tới VPF về việc hoãn V-League, kết quả cho thấy chỉ có 2 CLB đồng ý với phương án dời V-League sang năm sau. Trong khi rất nhiều CLB phản đối, và cũng có những CLB chọn cách im lặng. Bên cạnh đó nhiều đội bóng cũng đề xuất nhiều giải pháp để giải quyết khó khăn trước tình hình dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến vô cùng phức tạp. Trước đó V-League đã tạm hoãn vì các cầu thủ SLNA đã thuộc vào diện F2. Hôm nay chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết ‘Hầu hết các CLB đều phản đối dời V-League qua năm 2022’.

Chỉ có Quảng Ninh và Bình Định đồng ý hoãn V-League

Hôm qua 23/7 là hạn cuối để 14 CLB phản hồi tới VPF về đề xuất hoãn V-League. Chỉ hai CLB đồng ý với đề xuất trên là Quảng Ninh và Bình Định. Hai CLB không phản hồi là Viettel và TP HCM. VPF coi đây là “Đồng ý” bởi đã ghi rõ trong cuối công văn gửi các CLB ngày 19/7. HAGL đi nước đôi. Đội bóng phố núi chấp thuận chờ tới tháng 2/2022. Để tiếp tục thi đấu nhưng sẵn sàng theo quyết định của số đông. Trong khi đó Hà Nội muốn giải đấu có kết thúc hoàn chỉnh. Nhưng không đồng ý với việc chờ tới tháng 2/2022. Đội bóng từng năm lần vô địch V-League đề nghị VPF tiếp tục nghiên cứu; đánh giá, lắng nghe ý kiến các đội bóng để đưa ra lịch thi đấu phù hợp hơn.

Quảng Ninh và Bình Định đồng ý với đề xuất hoãn V-League

Xem thêm tin tức thể thao tại đây.

Tám đội không đồng ý với đề xuất của VPF là Nam Định; Thanh Hoá, Bình Dương, Đà Nẵng; Hà Tĩnh, Hải Phòng, Sài Gòn và SLNA. Bên cạnh việc phản đối ý tưởng của VPF. Họ cũng đưa ra một số gợi ý để kết thúc giải. Hải Phòng muốn bỏ việc xuống hạng, chỉ tổ chức một trận tranh ngôi vô địch. Giữa hai đội đang dẫn đầu là HAGL và Viettel. Bình Dương và Sài Gòn đề xuất dừng giải, trao luôn chức vô địch cho HAGL. Đội đang dẫn đầu với 29 điểm sau 12 vòng – nhiều hơn đội thứ hai Viettel ba điểm. Nam Định muốn tổ chức họp các đội, lấy ý kiến và biểu quyết.

Dừng V-League gây ra thiệt hại kinh tế rất lớn cho các CLB

V-League tạm dừng từ 7/5 do các cầu thủ SLNA thuộc diện F2 của một người nhiễm Covid-19. VPF dự định nối lại vào ngày 31/7 nhưng kế hoạch đổ bể do Covid-19 bùng phát trở lại ở Việt Nam. Ngày 17/7, Ban tổ chức giải đề xuất lùi sang tháng 2/2022 và được Hội đồng quản trị VPF thông qua. Tuy nhiên, hàng loạt CLB V-League lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Họ cho rằng bắt các CLB chờ sáu tháng sẽ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, đồng thời không lấy gì chắc chắn sang năm Covid-19 được kiểm soát để giải có thể tiếp tục diễn ra. VPF sau đó phải gửi công văn xin ý kiến các CLB.

Dừng V-League gây ra thiệt hại kinh tế rất lớn cho các CLB

Theo lý giải của VPF, do vướng lịch đội tuyển Việt Nam đá vòng loại thứ ba World Cup 2022 – khu vực châu Á, AFF Cup 2021, U23 đá vòng loại châu Á, nên dù triển khai đá cách ly tập trung cũng không kịp kết thúc giải. Vì vậy, thay vì đá vài vòng vào tháng 9, sau đó nghỉ tới năm 2022 đá tiếp, VPF muốn hoãn luôn sang năm sau để tốt hơn cho các CLB. VPF sẽ phải thống nhất với các CLB để tìm ra phương án triển khai V-League. Sau đó, đề xuất trên sẽ được gửi lên Ban chấp hành VFF. Dự kiến phải tới tháng 8 Ban chấp hành VFF mới có thể tổ chức họp và ra quyết định về lịch đá V-League.

Tình hình dịch bệnh trên cả nước rất căng thẳng

Bản tin dịch Covid-19 tối 23.7.2021 cho biết cả nước có thêm 3.409 ca mắc mới nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 được công bố trong ngày lên con số kỷ lục là 7.307 ca. Có tới 2.115 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 23.7. Thông tin cụ thể về 7.307 ca mắc mới như sau:

  • 12 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
  • 7.295 ca ghi nhận trong nước; trong đó có 1.274 ca trong cộng đồng. Gồm: TP.HCM (4.913 ca), Bình Dương (608), Long An (602), Đồng Nai (217), Tây Ninh (212), Đồng Tháp (129), Tiền Giang (95), Hà Nội (70), Bà Rịa-Vũng Tàu (58), Khánh Hòa (51), Đà Nẵng (47), Bình Thuận (47), Ninh Thuận (37), Cần Thơ (34), Phú Yên (30), Quảng Ngãi (26), Bến Tre (20), Trà Vinh (15), Kiên Giang (13), Vĩnh Long (12), Nghệ An (11), Đắk Nông (8 ), Bình Định (6), Đắk Lắk (4), Bình Phước (4), Hậu Giang (4), Bắc Ninh (4), Vĩnh Phúc (3), Quảng Nam (2), Lâm Đồng (2), Cà Mau (2), Hà Tĩnh (2), An Giang (2), Bắc Giang (2), Lai Châu (1), Hòa Bình (1), Kon Tum (1).
  • Tính đến nay, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 81.678 ca mắc, trong đó có 2.141 ca nhập cảnh và 79.537 ca mắc trong nước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *