Theo một nghiên cứu trên tạp chí khoa học Neurosurgery được công bố vào năm 2015 cho rằng chứng gù lưng tác động lên 20 – 40% người trưởng thành. Tỷ lệ cùng mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này đã tăng nhanh trong nhiều thập kỷ qua. Nghiên cứu cũng cho thấy gù lưng có thể khiến khả năng vận động suy giảm, gây đau đớn và làm giảm chức năng của phổi. Nguy hiểm hơn, chứng gù lưng không được chữa trị kịp thời, đúng cách sẽ gây tử vong.
Theo định nghĩa, gù lưng được hiểu là sự biến dạng ở cả phần giữa và phần trên của xương sống. Điều này gây ra sự cong vòng và đau đớn ở phần lưng. Vậy đâu là những nguyên nhân gây ra bệnh gù lưng ở người lớn tuổi? Có những cách nào giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả? Hãy cùng vtcsinc.com tìm hiểu cụ thể về căn bệnh “quốc dân” này qua nội dung dưới đây.
Những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh gù lưng?
Loãng xương được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng gù lưng. Ngoài ra còn một nguyên nhân khác như do tuổi tác, nhược cơ, mất cơ,… Phần lớn những trường hợp loãng xương ở phụ nữ là do sự thay đổi liên quan đến hormone. Thông thường, mật độ xương của phụ nữ sẽ phát triển mạnh mẽ vào những năm 30 và đầu những năm 40 tuổi., sau đó sẽ giảm dần theo thời gian. Khi phần cột sống và các cơ hỗ trợ trở nên yếu sẽ làm các đốt sống dễ bị gãy trong những hoạt động hằng ngày, từ những hoạt động nặng cho đến những hoạt động đơn giản như đi bộ, thậm chí là ho.
Theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2012, đăng tải trên tạp chí The Permanente Journal, cho thấy rằng khoảng 1,5 triệu ca gãy xương đốt sống xảy ra mỗi năm do sự đè ép (VCF), điều này làm ảnh hưởng đến cả nam và nữ, trong đó có khoảng 25% phụ nữ sau mãn ở Hoa Kỳ. Khi điều này xảy ra, xương thường sẽ trượt xuống phần cột sống và theo thời gian phần cột sống ngực có thể sẽ biến dạng thành hình chữ C, mà chúng ta hay gọi là lưng gù. Có thể thấy, cách tốt nhất để tránh gãy xương, tránh gù lưng chính là làm chậm đi sự phát triển của chứng loãng xương.
Biện pháp giúp người cao tuổi chống gù lưng
Bệnh gù lưng ảnh hưởng lớn đến yếu tố thẩm mỹ, gây ra nhiều phiền toái cho người mắc phải. Tại hại hơn, căn bệnh này còn dẫn đến những biến chứng nặng nề, nguy hiểm. Do đó, cần phòng ngừa bệnh từ sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Hãy cùng điểm qua một vài cách phòng ngừa chứng gù lưng ở người cao tuổi:
Thực hiện những bài tập trọng lượng
Các khớp xương trong cơ thể luôn tự tái tạo lại, vì thế nếu thường xuyên tạp áp lực lên xương thì bạn sẽ tạo điều kiện cho chúng phát triển mạnh mẽ hơn. Những loại bài tập tốt nhất để tăng cường sức mạnh cho xương là những bài tập chịu sức nặng. Nhưng những bài tập này chú trọng vào phần dọc cơ thể hoặc chịu lực tác động qua cột sống. Như thế, sẽ giúp phòng ngừa bệnh gù lưng xảy ra hiệu quả hơn. Ví dụ như những bài tập đẩy tạ qua đầu, front squat, deadlift,…Nhưng dù là bài tập nào thì bạn cũng nên trao đổi kỹ hơn với bác sĩ chuyên khoa vật lý, hay những huấn luyện viên,…để nắm rõ về thể trạng cơ thể, cũng như mục đích luyện tập.
Thường xuyên đo mật độ xương
Đối với người cao tuổi, để có thể chăm sóc sức khỏe xương được tốt nhất thì việc đầu tiên bạn cần phải biết tình trạng của xương như thế nào. Thông thường, để đo mật độ xương người cao tuổi có thể tiến hành 2 loại xét nghiệm. Đó là DEXA (đo độ đậm xương) và QCT (đo định lượng xương).
Cả 2 loại xét nghiệm này đều thuộc dạng kiểm tra không xâm lấn, mà chỉ cần quét cột sống thường là ở phần hông để có thể xác định chính xác mật độ khoáng xương. Lưu ý, đối với xét nghiệm DEXA thì chống chỉ định cho những bệnh nhân hiện đang bị viêm khớp, bị vẹo cột sống, bị hẹp ống sống, hay đang bị thoái hóa cột sống, béo phì,…. Vì thế, để đảm bảo bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành xét nghiệm.
Kiểm tra nồng độ canxi và vitamin D hấp thụ
Như đã biết, vitamin D và canxi là hai chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của xương. Thế trên thực tế không phải ai cũng nạp đủ lượng vitamin D, hay canxi mà cơ thể cần. Vì thế, việc xét nghiệm nồng độ canxi và vitamin D mà cơ thể hấp thu là rất cần thiết. Từ đó bạn có thể đánh giá chính xác mức độ vitamin có bên trong cơ thể. Qua đó sẽ có sự điều chỉnh phù hợp nhất với thể trạng cơ thể.
Giảm thiểu các hoạt động gây co thắt cột sống
Nếu như bạn được chẩn đoán mắc chứng loãng xương, thì nên chú ý trong hoạt động thường ngày. Nên hạn chế những hoạt động bao gồm uốn cong vì chúng có thể gia tăng áp lực lên cột sống, đĩa đệm cột sống,… Các hoạt động này bao gồm các bài tập gập người để chạm ngón chân và xoay vặn cơ thể. Ngoài ra, cần giảm thiểu các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày như ngồi khom khi xem máy tính.