Giúp mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ từ 4 đến 5 tuổi

Giúp mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ từ 4 đến 5 tuổi

Dinh dưỡng đầy đủ là một phần quan trọng trong lối sống lành mạnh của con bạn. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 4-5 tuổi rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Giúp trẻ hoàn thiện cả về hình thể, chiều cao, trí tuệ và cân nặng, giúp trẻ duy trì sức khỏe. Vì vậy, các bà mẹ cần đặc biệt lưu ý bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong nhu cầu dinh dưỡng và chế độ ăn hàng ngày của trẻ.

Cha mẹ nên đa dạng hóa khẩu phần ăn của trẻ, nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, kết hợp với chế độ dinh dưỡng cho trẻ khoa học, hợp lý, phù hợp với độ tuổi phát triển của trẻ. Nhưng để làm được điều đó không phải cha mẹ nào cũng có đủ kiến thức và hiểu biết về dinh dưỡng cho trẻ. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp và đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho con bạn khi ở giai đoạn từ 4 đến 5 tuổi.

Những điểm cần lưu ý khi con của bạn bước vào độ tuổi từ 4 đến 5

Từ 4 – 5 tuổi, trẻ cần rất nhiều dưỡng chất và năng lượng để vận động và phát triển. Đây vẫn là khoảng thời gian phát triển vàng của trẻ. Việc bố mẹ chú trọng vào khẩu phần ăn, số lượng bữa ăn trong ngày để giúp con tăng trưởng. Là một công việc cực kì quan trọng để trẻ có thể lớn lên khoẻ mạnh, thông minh toàn diện. Trẻ cũng giống như chúng ta, nếu ăn hoài một món trong một tuần sẽ rất chán. Nhưng được thay đổi đa dạng, không chỉ làm trẻ thích thú, ăn uống vui vẻ hơn mà còn giúp trẻ có đầy đủ dinh dưỡng.

Những điểm cần lưu ý khi con của bạn bước vào độ tuổi từ 4 đến 5

Trẻ 4 – 5 tuổi đã có chính kiến riêng của bản thân. Thích ăn một số món và cũng ghét một vài thực phẩm. Cha mẹ nên tôn trọng sự lựa chọn của trẻ. Nhưng đồng thời cũng cần giải thích cho bé hiểu loại thực phẩm nào là tốt hay không tốt. Cha mẹ không nên ép trẻ ăn uống theo sở thích của bố mẹ. Điều này khiến bé cảm thấy chán ăn, sợ ăn và có cảm giác tủi thân vì nghĩ cha mẹ không hiểu mình.

Trong bữa ăn của trẻ 4 – 5 tuổi cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Bao gồm: đạm, sắt, kẽm, selen, iot, folate, vitamin A, choline, DHA, ARA,… Mỗi ngày bé cần ăn đủ 3 bữa ăn chính. Có thể bổ sung thêm 1-2 bữa phụ với các loại thực phẩm như sữa chua, váng sữa, bánh flan, trái cây… Khi chế biến thức ăn cho trẻ, mẹ nên cho thêm 1 – 2 thìa dầu ăn (dầu cá hồi, dầu gấc, dầu oliu, hoặc dầu mè). Sẽ giúp bé tăng cường hấp thu các vitamin và phát triển tốt hơn.

Các chất cần thiết cho trẻ ở độ tuổi từ 4 đến 5

Để phát trẻ não bộ không thể thiếu chất béo

Chất béo tốt không sinh cholesterol như omega-3 và omega-6. Rất cần thiết cho sự phát triển của não và thị giác trẻ ở giai đoạn này. Bạn nên bổ sung vào thực đơn của bé các loại thực phẩm giàu 2 loại axit béo này. Bao gồm mỡ cá, quả hạch, các loại hạt và dầu thực vật.

Với các bé trên 2 tuổi, bạn không cần hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn. Với các bé trên 2 tuổi, hàm lượng chất béo chiếm khoảng 30% tổng lượng calo mỗi ngày. Giống với chế độ ăn uống của người lớn, bạn nên hạn chế chất béo no và chứa nhiều cholestorol trong khẩu phần ăn của bé trên 2 tuổi. Hãy giúp bé có thói quen sử dụng các thực phẩm và đồ uống ít béo. Như sữa tách bơ hoặc sữa có hàm lượng chất béo thấp, thay vì sử dụng sữa nguyên kem.

Carbohydrate bổ sung năng lượng giúp bé trở nên năng động

Carbohydrate cung cấp năng lượng chính cho hoạt động hàng ngày của trẻ. Và hỗ trợ đạm trong việc hình thành mô mới. Đường chuyển hóa từ carbohydrate còn là nguồn năng lượng chính của cơ thể và não bộ, giúp duy trì cơ bắp. Trẻ thiếu đường dễ bị hạ đường huyết, trong thời gian dài dẫn đến mất tập trung, cáu gắt, mệt mỏi. Bạn nên bổ sung cho trẻ carbonhydrate lành mạnh có trong trái cây, ngũ cốc nguyên cám như gạo hoặc bánh mì, rau xanh…

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ cần bổ sung nhóm vitamin

Các vitamin (A, B1, B2, B3, B6, B12, A, D, E, K) tuy không trực tiếp tham gia vào xây dựng cơ thể hay cung cấp năng lượng cho các hoạt động. Nhưng chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho các hoạt động sống của cơ thể. Vitamin hỗ trợ trong việc hình thành các tế bào. Và giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng từ các chất dinh dưỡng khác nhau. Thiếu vitamin sẽ dẫn đến cơ thể kém phát triển và dễ mắc bệnh. Vitamin có thể được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm. Đặc biệt, một khẩu phần bánh ngũ cốc ăn sáng.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ cần bổ sung nhóm vitamin

Folate đây là loại vitamin quan trọng đối với sự phát triển của bé. Hỗ trợ tăng trưởng và phát triển các tế bào máu. Và sự hình thành các thành phần di truyền trong mỗi tế bào não cũng như tế bào toàn cơ thể. Gan, rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, cam, thịt nạc… là nguồn bổ sung folate hiệu quả.

Cung cấp đủ protein giúp bé luôn khỏe mạnh

Protein đóng vai trò trong việc tạo thành, duy trì và phục hồi các mô của trẻ. Ngoài ra, protein còn có tác dụng sản sinh hormone, enzyme và kháng thể. Giúp hỗ trợ xây dựng cơ bắp, điều tiết quá trình phát triển của cơ thể. Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống trong ngày. Thực phẩm giàu protein bao gồm chế phẩm từ sữa, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng,…

Không thể thiếu I-ốt trong bữa ăn hàng ngày của trẻ

Tham gia vào quá trình điều tiết tăng trưởng của tế bào và tổng hợp các hormone tuyến giáp. Ảnh hưởng đến não, cũng như cơ bắp, tim, thận và tuyến yên. Thiếu i-ốt có thể gây ra các vấn đề về thần kinh và là nguyên nhân hàng đầu của chứng chậm phát triển trí não ở trẻ nhỏ. Bạn nên cho bé ăn đủ lượng i-ốt hàng ngày thông qua muối i-ốt và hải sản.

Kẽm và sắt rất cần cho trẻ trong giai đoạn này

Kẽm là kim loại có nhiều nhất trong não chỉ sau sắt. Đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển và hình thành chức năng của hệ thần kinh trung ương. Kẽm còn hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Giúp vết thương mau lành từ việc đông cầm máu, tham gia tạo thành xương và mô. Kẽm dễ dàng được tìm thấy trong gan, lòng đỏ trứng, hải sản, ngũ cốc và các loại đậu.

Sắt là khoáng chất vô cùng thiết yếu cho sự hình thành và hoạt động của các tế bào hồng cầu. Từ đó hỗ trợ mang ô-xy lên não và giúp não tăng trưởng. Thiếu sắt trong giai đoạn đầu đời có thể gây cho trẻ các chứng thiểu năng, chậm vận động và bất thường về mặt hành vi. Vì vậy, bạn cần bổ sung sắt cho trẻ từ nguồn ngũ cốc, thịt, gan, các loại đậu và rau màu xanh đậm.

Mẹ cần cung cấp thực phẩm giàu canxi cho bé

Đây là chất thiết yếu cho xương và răng phát trển chắc khỏe. Ngoài ra, canxi còn có tác dụng giúp đông máu, hỗ trợ chức năng cơ bắp và thần kinh. Trẻ từ 4-5 tuổi là giai đoạn nạp canxi chủ yếu cho suốt cuộc đời. Do đó bạn cần lưu ý cho trẻ ăn các thực phẩm giàu canxi như sữa. Và các sản phẩm từ sữa, các loại rau, cá nhỏ nguyên xương, tôm, cua.

Mẹ cần cung cấp thực phẩm giàu canxi cho bé

Trẻ ở độ tuổi này cần từ 1500-1600 Kcal cho các hoạt động trong ngày. Một bữa ăn đầy đủ dưỡng chất cho trẻ cần bao gồm 4 nhóm thực phẩm. Chính là đường bột, béo, đạm, vitamin và khoáng chất. Thay đổi thực đơn hàng ngày đa dạng nhưng vẫn đủ chất sẽ giúp bữa ăn ngon miệng hơn, trẻ ăn được nhiều hơn. Bạn có thể chia các bữa ăn trong ngày thành 3 bữa chính. Kết hợp 2-3 bữa phụ xen kẽ lẫn nhau để bổ sung năng lượng kịp thời cho trẻ.

Giúp mẹ xây dựng thực đơn cho bé từ 4 đến 5 tuổi một các khoa học

Thực đơn đầu tiên mẹ có thể tham khảo

  • Bữa sáng (6h30 – 7h30): Một chén mì nấu nước lèo thịt heo băm, cải bó xôi và nửa ly sữa (100-150ml).
  • Bữa phụ (9h): Một hũ yaourt.
  • Bữa trưa (11h – 11h30): Cơm ăn cùng thịt bò xào khoai tây, canh bí nấu tôm, dưa hấu.
  • Bữa phụ (14h – 14h30): Sữa tươi hoặc sữa công thức.
  • Bữa chiều (17h – 17h 30): Cơm với cá nục kho mềm, rau xào thập cẩm và canh cà chua trứng, chuối chín.
  • Bữa tối (20h – 20h30): 1 ly sữa.

Những món ăn đơn giản mẹ dễ làm cho trẻ

  • Bữa sáng (6h30 – 7h30): Súp thịt bò khoai tây, phô mai.
  • Bữa phụ (9h): 1 hộp sữa.
  • Bữa trưa (11h – 11h30): Cơm, thịt viên sốt cà chua, canh cải dún nấu tôm, vú sữa.
  • Bữa phụ (14h – 14h30): Bánh bông lan.
  • Bữa chiều (17h – 17h 30): Cơm, trứng chiên thịt nấm rơm, canh bí đỏ nấu thịt, đu đủ chín.
  • Bữa tối (20h – 20h30): 1 ly sữa.

Có thể đa dạng hơn với thực đơn này

  • Bữa sáng (6h30 – 7h30): Bánh mì sandwich ăn kèm trứng ốp la, cà chua, nửa ly sữa.
  • Bữa phụ (9h): Một hũ yaourt
  • Bữa trưa (11h – 11h30): Cơm, cá thu kho thơm, canh cua nấu rau mồng tơi, sa bô chê.
  • Bữa phụ (14h – 14h30): Sữa, bánh quy.
  • Bữa chiều (17h – 17h 30): Cơm, mướp giá xào gan gà, canh khoai môn nấu thịt, chuối chín.
  • Bữa tối (20h – 20h30): 1 ly sữa.

Trên đây là những gợi ý cho mẹ xây dựng bữa ăn cho trẻ đảm bảo khoa học, phù hợp với lứa tuổi của bé từ 4 đến 5. Mẹ cần đa dạng về thực đơn cũng như phong phú về thực phẩm. Đảm bảo chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn cho bé. Để bé có đủ dinh dưỡng phát triển toàn diện. Cảm ơn các bạn đã tìm hiểu và theo dõi bài viết của chúng tôi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *