Cần lưu ý gì để phòng bệnh vào mùa đông cho người lớn tuổi?

Cần lưu ý gì để phòng bệnh vào mùa đông cho người lớn tuổi?

Mùa đông đến mang đến những cơn gió lạnh kèm thêm nguy hiểu về thể chất đặc biệt là đối với người già. Bởi người lớn tuổi có thể mất nhiệt nhanh hơn và sức đề kháng kém hơn khi còn trẻ. Những thay đổi của thời tiết kèm theo sự lão hóa của cơ thể khiến người lớn tuổi có thể mắc rất nhiều bệnh như về da, về xương khớp hoặc viêm phổi. Vì thế cần tìm hiểu cách phòng bệnh vào mùa đông một cách tốt nhất để có thể bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình. Cùng chúng tôi điểm  qua những căn bệnh mà người lớn tuổi có thể mắc phải vào mùa đông và cách phòng tránh từ các chuyên gia trong ngành nhé.

Những bệnh vào mùa đông người cao tuổi dễ mắc phải

Chàm khô

Thời tiết lạnh và hanh khô mùa đông khiến da mất nước, giảm tiết mồ hôi và chất bã, đóng vảy. Vì vậy, mùa đông, người cao tuổi thường dễ bị khô da, nứt nẻ. Kèm theo ngứa có khi rất dữ dội, thậm chí còn dẫn đến tình trạng xuất huyết dưới da.

Bệnh về khớp

Thời tiết lạnh ẩm sẽ khiến các cơ đau xương khớp ở người cao tuổi trầm trọng hơn. Ba loại bệnh về xương khớp mà người cao tuổi thường gặp nhất khi đến mùa đông là viêm khớp dạng thấp, thấp tim và gút.

Bệnh về khớp

Hen phế quản

Người có tiền sử bị hen suyễn là đối tượng dễ tái phát bệnh. Do phế quản của người bị hen rất nhạy cảm với mọi kích thích gây bệnh. Kích thích đó có thể là các dị nguyên từ bên ngoài. Như: phấn hoa, hóa chất, bụi sinh vật, nấm, mốc, vi khuẩn, bụi vô cơ… Hay có nguồn gốc nội tại trong cơ thể người bệnh: các nội tiết tố. Những thay đổi của môi trường bên trong cơ thể…

Phòng tránh bệnh chủ yếu là phải loại trừ được các yếu tố gây bệnh. Như: tránh lạnh, tránh bụi bặm, ký sinh vật, nấm mốc, phấn hoa… Điều trị bệnh phải nhanh, có hiệu quả, cắt được cơn hen trong thời gian ngắn nhất. Không để cơn hen phát triển thành ác tính.

Viêm phổi

Các tác nhân gây viêm phổi thường là vi rút cúm, vi khuẩn Gram (- ) ái khí, tụ cầu vàng và các loại khác. Bệnh viêm phổi rất nguy hiểm đối với người cao tuổi. Vì sức đề kháng cũng như khả năng chịu lạnh kém. Việc phòng viêm phổi vì thế rất quan trọng. Ngoài giữ ấm, tránh lạnh, tránh ẩm, tránh gió lùa… nếu thấy có các triệu chứng như: ho nhiều, sốt cao kéo dài, khó thở… bệnh nhân cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Biện pháp phòng bệnh vào mùa đông

Chế độ ăn uống hợp lý để tránh các bệnh vào mùa đông

Người cao tuổi cần ăn đủ các thực phẩm giàu chất bột đường, chất đạm, đặc biệt là chất béo giúp cơ thể sinh năng lượng chống rét. Thức ăn nấu chín kỹ, mềm, dễ tiêu. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Buổi sáng và trưa nên ăn thức ăn giàu năng lượng và bữa tối ăn nhẹ nhàng hơn kèm theo chút hoa quả. Tránh ăn quá no, uống quá nhiều vào bữa tối để không mất ngủ. Tuyệt đối không dùng rượu để làm ấm cơ thể vì sẽ gây dãn mạch, khi tiếp xúc với trời lạnh rất nguy hiểm.

Chế độ ăn uống hợp lý để tránh các bệnh vào mùa đông

Giữ ấm cơ thể

Dù ở nhà hay ra ngoài, người cao tuổi đều cần mặc đủ ấm, dùng khăn len che mũi, miệng để tránh viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Phòng ở phải thông thoáng nhưng ấm, không có gió lùa. Cửa ra vào, cửa sổ phải có rèm hoặc kính che gió nếu phải mở ra đóng vào nhiều. Nếu không có việc cần thiết, người cao tuổi nên hạn chế đi ra ngoài trời lạnh. Ban đêm nếu phải tiểu đêm, người cao tuổi phải mặc đủ ấm, mở cửa từ từ cho cơ thể thích ứng với nhiệt độ thấp sau đó mới ra. Thực hiện tương tự nếu dậy sớm tập thể dục. Việc thay đổi nhiệt độ quá nhanh sẽ khiến xảy ra các biến chứng nguy hiểm như tái biến, nhồi máu cơ tim…

Vận động và tập luyện thể dục đều đặn

Tập thể dục thể thao giúp người cao tuổi giữ được khối lượng cơ, khí huyết lưu thông. Tinh thần sảng khoái và tăng cường hoạt động hệ tim mạch, hô hấp. Giảm đường huyết cũng như mỡ máu. Người cao tuổi nên tập thể dục ở chỗ kín gió, ấm áp. Hoặc tập ngay trong nhà khi thời tiết quá lạnh. Hãy nhớ luôn khởi động kỹ cho người ấm lên mới bỏ áo ngoài và tập luyện, chỉ nên tập luyện vừa sức

Trên đây là một số cách giúp người cao tuổi phòng bệnh mùa hè và đông. Để bảo đảm được cung cấp đủ dinh dưỡng và tăng sức đề kháng. Có thể bổ sung thêm sữa dành cho người già giúp tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi, ăn ngủ ngon. Đồng thời giúp giảm cholesterol, tốt cho hệ tim mạch và tạo hệ xương chắc khỏe.

Mỗi căn bệnh đều có những dấu hiệu nhận biết và có thể chữa trị nếu nhận biết sớm. Vì thế hãy đọc thật kỹ và tham khảo thêm nhiều bài viết khác để trang bị nhiều kiến thức hữu ích. Chúng tôi chắc chắn rằng nó sẽ giúp ích cho bạn trong tương lai đấy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *