Đột quỵ là một bệnh nguy hiểm, nó là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Hoa Kỳ. Đối tượng dễ bị đột quỵ là những người lớn tuổi nhưng những năm gần đây thì không còn như thế nữa. Rất nhiều người trẻ cũng bị mắc bệnh này thậm chí còn không biết đến khi xảy ra thì đã quá muộn. Vì vậy điều quan trọng là phải biết các dấu hiệu của đột quỵ và hành động nhanh chóng nếu bạn nghi ngờ ai đó đang mắc phải.
Có những yếu tố không thể thay đổi như tuổi tác hay tiền sử gia đình, nhưng bạn hoàn toàn có thể can thiệp qua những yếu tố khác để thay đổi khả năng mắc bệnh. Hãy nói chuyện với bác sĩ và người có chuyên môn nếu bạn thấy xuất hiện những triệu chứng của bệnh và bạn có thể thực hiện các biện pháp để phòng bệnh đột quỵ cho người thân và gia đình theo những cách dưới đây.
Bệnh đột quỵ là như thế nào?
Đột quỵ hay còn được biết đến với tên gọi là chứng tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng. Do quá trình cấp máu não bị gián đoạn và giảm thiểu máu lên não đáng kể. Khiến não bị thiếu oxy, không đủ nguồn dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Chỉ trong vòng vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời người bệnh đột quỵ có thể mất đi tính mạng. Do tế bào não bắt đầu chết. Những người may mắn được cấp cứu kịp thời sau đột quỵ cũng dẫn đến tình trạng sức khỏe suy yếu. Để lại rất nhiều di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể. Hoặc mất khả năng nói, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm
Các dạng của bệnh đột quỵ
Bệnh đột quỵ được chia làm 2 dạng chính. Bao gồm đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải các cơn đột quỵ nhẹ. Do máu cung cấp cho não bộ bị giảm tạm thời. Đột quỵ nhẹ cũng có thể được coi như dấu hiệu cảnh báo người bệnh có thể gặp phải một cơn đột quỵ thực sự trong thời gian gần.
7 Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ tại nhà
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm và đang có tần suất gia tăng trong thời gian gần đây. Không chỉ vậy, bệnh đột quỵ còn có xu hướng trẻ hóa khi ngày càng nhiều người trẻ mắc chứng đột quỵ không qua khỏi để lại những mất mát to lớn cho người thân, gia đình. Chính vì vậy, mọi người cần biết cách phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ gặp phải chứng bệnh này. Dưới đây là 7 cách phòng ngừa đột quỵ mà các bạn có thể tham khảo.
Vận động cơ thể mỗi ngày
Vận động cơ thể mỗi ngày cũng là một cách giúp phòng tránh nguy cơ gây đột quỵ tại nhà. Các bạn nên lựa chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, đạp xe, ngồi thiền… sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, hạn chế tình trạng tê bì chân tay và thiếu máu lên não hiệu quả. Tuy nhiên không nên tập luyện những môn thể thao vận động mạnh như cử tạ, đấu vật… vì không tốt cho tim mạch.
Giữ ấm cho cơ thể để phòng bệnh đột quỵ
Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cơ thể được giữ ấm sẽ giúp cơ thể hạn chế được tình trạng đột quỵ. Nhất là ở những người cao tuổi trong thời điểm giao mùa.
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên sẽ giúp các bạn giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc chứng đột quỵ. Nhất là đối với những trường hợp đã có bệnh nền như đái tháo đường, cao huyết áp, mỡ máu…
Thiết lập thói quen ăn uống khoa học
Một trong những nguy cơ gây nên bệnh đột quỵ có thể kể đến như các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, máu nhiễm mỡ… Vì vậy, chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cải thiện tình trạng của cơ thể và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ hiệu quả.
Để phòng ngừa chứng đột quỵ, các bạn nên:
- Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt…
- Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng giúp bổ sung đầy đủ lượng protein thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên cần hạn chế ăn các loại thịt đỏ.
- Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh.+ Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường
- Uống nhiều nước lọc, nước trái cây ,..
- Giảm muối trong chế độ ăn hàng ngày
- Không sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá….
Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Nếu cần sử dụng thuốc, chỉ nên uống thuốc theo đúng chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa. Tránh tình trạng tự ý tìm hiểu và mua thuốc về uống mà không được sự đồng ý của bác sĩ.
Giữ tinh thần luôn thoải mái
Để phòng tránh được chứng đột quỵ, các bạn nên giữ cho mình một tinh thần thoải mái. Hạn chế tình trạng căng thẳng và stress. Theo nghiên cứu, người có áp lực về tâm lý có nguy cơ đột quỵ cao gấp 45% người bình thường. Vì vậy, để cơ thể khỏe mạnh hãy biết cách phân bổ thời gian làm việc cùng thư giãn hợp lý.
Cách để điều trị dứt điểm các căn bệnh nguy hiểm
Một số căn bệnh nguy hiểm là nguy cơ cao gây nên chứng đột quỵ. Nếu chẳng may gặp phải các căn bệnh này, người bệnh nên hết sức thận trọng, thường xuyên kiểm tra hoặc đến gặp các bác sĩ để được tư vấn.
Một số căn bệnh có thể gây đột quỵ có thể kể đến như:
- Bệnh rung tâm nhĩ
- Bệnh cao huyết áp
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh máu nhiễm mỡ
Bên cạnh đó, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ não ngoài các biện pháp trên. Người bệnh có thể sử dụng viên uống bảo vệ sức khỏe chứa các thành phần từ tự nhiên. Giúp lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh. Sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tê bì chân tay, hoa mắt chóng mặt, thiếu máu lên não. Và phòng ngừa đột quỵ cũng như đột quỵ nhồi máu não hiệu quả. Trên thị trường đã có sản phẩm giúp tăng cường tuần hoàn máu não hiệu quả. Giúp giảm thiểu sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, stress, mất ngủ do căng thẳng thần kinh.
Trong sản phẩm này có chứa các thành phần tiêu biểu như Cao Blueberry 25% OPC, Ginkgo biloba, Chondroitin, Fursultiamine (tiền vitamin B1) cùng với các vitamin nhóm B. Sản phẩm này đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành và sử dụng. Sản phẩm hiện được rất nhiều người tin dùng vì chất lượng và hiệu quả mang lại.
Kết luận
Bệnh đột quỵ có nhiều dấu hiệu để nhận biết như không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc. Hoặc khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường và nhiều dấu hiệu khác. Nhưng những dấu hiệu đột quỵ có thể đến và qua đi rất nhanh. Bạn cần để ý và quan tâm đến những người lớn trong gia đình. Nếu có dấu hiệu nào đáng nghi cần đến gặp bác sĩ.
Thời gian “vàng” cho bệnh đột quỵ là 60 phút. Mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nghiêm trọng. Với 7 cách phòng ngừa đột quỵ não mà vtcsinc.com trên đây, hy vọng sẽ giúp ích được cho người bệnh trong quá trình phòng tránh và điều trị căn bệnh nguy hiểm này. Nếu trong quá trình theo dõi tại nhà có bất kỳ vấn đề gì các bạn hãy liên hệ ngay với các bác sĩ. Để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.