Cách xử lý khéo léo khi con trẻ làm nũng, ăn vạ

Cách xử lý khéo léo khi con trẻ làm nũng, ăn vạ

Có thể nói rằng quá trình phát triển của trẻ con khá phức tạp, chúng ta, những người làm cha mẹ, cần phải thấu hiểu. Và nắm rõ từng cảm xúc, suy nghĩ của con trẻ, để có thể gắn kết, hiểu thấu con hơn. Đứa trẻ nào, cũng sẽ trải qua những giai đoạn giống nhau, nhưng không phải vì vậy, mà bố mẹ có thể áp dụng những cách nuôi dạy con giống nhau cho trẻ. Mỗi đứa trẻ là một bản ngã riêng, và chắc chắn rằng, không ít những bậc phụ huynh quá thương con, nuông chiều con cái. Dẫn đến việc trẻ có nhu cầu đòi hỏi cao, thường làm nũng, ăn vạ. Đối với những tình huống như vậy, nếu các bậc phụ huynh không biết cách xử lý, thì có thể sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu, tạo thành thói quen xấu cho con.

Với lý do đó, hôm nay, chuyên mục đời sống – đời sống gia đình của chúng tôi. Sẽ hướng dẫn cho quý vị phụ huynh, những người làm cha mẹ cách để xử lý những tình huống này nhé!

Cách xử lý là hãy thử phớt lờ khi trẻ ăn vạ

Làm ngơ trước sự giận dỗi vô cớ của con trẻ. Khi trẻ ăn vạ, phụ huynh rất dễ cáu giận. Việc duy nhất cha mẹ cần làm, đó là bình tĩnh trước những đòi hỏi của trẻ. Từ đó sẽ biết cách xử lý vấn đề sao cho hiệu quả.

Có 1 sự thật là ba mẹ thường mất bình tĩnh. Khi con có những biểu hiện tiêu cực và tỏ ra quan tâm, dỗ dành và giải thích cho con. Vô tình khiến cho trẻ có suy nghĩ là những hành động đó của trẻ là đúng đắn và sẽ tiếp tục.

Cách xử lý là hãy thử phớt lờ khi trẻ ăn vạ

Bạn hãy thử phớt lờ trước những hành vi tiêu cực đó của trẻ, để mặc con khóc. Không dỗ dành, không quát mắng, không làm gì hết. Việc của bạn là hãy ở gần bé, quan sát bé và đảm bảo rằng bé con vẫn được an toàn.

Chắc chắn một điều là con sẽ không thể khóc được mãi. Trong lúc khóc vẫn tò mò quan sát xung quanh. Lúc cơn giận dỗi của bé đã lắng xuống bạn hãy lại gần. Và bày ra một vài trò chơi để đánh lạc hướng và “quên” mất là mình đang ăn vạ.

Tốt nhất là bạn yên lặng ở bên cạnh con

Ở bên cạnh chờ con giận đi qua. Nhiều bố mẹ vì sốt ruột với tiếng khóc của con mà yêu cầu/dỗ con “nín ngay”. Nhưng kết quả nhận lại là bé càng khóc to. Vì thế, đôi khi cách tốt nhất là bạn yên lặng ở bên cạnh con, để con yên tâm. Nhưng lúc này cố gắng đừng nhìn vào mắt con. Đừng vội chạm vào khi con vẫn đang gào khóc, hãy tập trung vào việc mà bạn đang làm.

Giúp con thấu hiểu cảm xúc của mình cũng là một cách xử lý hay

Hãy giúp con gọi đúng tên cảm xúc. Giúp con gọi tên cảm xúc, cho con thấy bạn thấu hiểu những gì con đang cảm nhận. Đôi khi các bé cáu giận đơn giản vì mệt, đói. Lúc này bố mẹ không nên sử dụng hình phạt nghiêm khắc. Như là phạt ngồi góc mà nên an ủi, vỗ về, giúp bé thư giãn. Đây là cơ hội để bố mẹ dạy cho bé biết khi mệt. Con cảm thấy thế nào và con nên làm gì thay vì cáu giận với người khác.

Luôn giải thích rõ ràng

Sẽ không có ích gì khi bạn giải thích, nói lý lẽ khi con đang khóc lóc. Bởi não bộ của trẻ lúc này tập trung hoàn toàn vào cơn giận. Không đủ tỉnh táo để tiếp nhận những gì người khác nói. Đôi khi khóc lóc là một cách giúp bé giải tỏa cảm xúc.

Luôn giải thích rõ ràng

Với trẻ lớn, không cần giải thích dài dòng nhưng cũng không nên nói “không”. Mà không kèm theo lời giải thích thỏa đáng nào. Hãy nói vì sao bạn không muốn trẻ ăn vạ hoặc làm theo ý của trẻ.

Cách xử lý là cho trẻ có quyền lựa chọn

Đưa cho trẻ sự lựa chọn. Với trẻ từ 3 tuổi trở lên, hãy hỏi trẻ xem liệu có phải trẻ đang làm sai. Và tự giải thích điều trẻ muốn. Cố gắng khuyến khích trẻ nói ra.

Cho bé các sự lựa chọn để bé tự quyết định và có cảm giác được kiểm soát chính mình. Chẳng hạn như: nếu con muốn ăn cái này thì con sẽ không ăn cơm nữa. Nếu con muốn có đồ chơi này thì sẽ không được chơi trò gì đó nữa (trò mà trẻ ưa thích).

Cùng đón xem những bài viết khác tại đây!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *