Cách phòng tránh bệnh lãng tai ở người già?

Chia sẻ cách phòng tránh bệnh lãng tai ở người lớn tuổi

Bệnh lãng tai là một bệnh phổ biến. Tuổi tác là tác nhân gây ra nhiều bệnh tật ở con người. Tuổi càng cao hệ miễn dịch càng giảm, người già là đối tượng đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật. Lãng tai là biểu hiện thường gặp ở những người người có tuổi. Đây là tình trạng giảm sút thính lực gây khó khăn trong giao tiếp ảnh hưởng đến tới chất lượng cuộc sống. Trên thực tế, khi các ông bà cụ lãng tai thì người thân lại xem đó là chuyện của tuổi già, thấy đó là chuyện bình thường. Và sau đó sẽ không đưa đi chữa bệnh và sống với tình trạng này mãi mãi. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tâm lý của người già, ngày càng mặc cảm hơn.

Chính vì vậy, mỗi người cần phải có những thông tin thực sự chính xác về căn bệnh này. Bệnh lãng tai là gì? Nguyên nhân của xuất phát từ đâu? Các cách phòng ngừa như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất? Hãy theo dõi những thông tin mà vtcsinc.com cung cấp dưới đây để biết thêm về căn bệnh này bạn nhé!

Bệnh lãng tai là bệnh gì?

Bệnh lãng tai là sự giảm hoặc mất cảm giác ở cơ quan thính giác. Bệnh này thường xảy ra với những người cao tuổi. Khi bước vào tuổi 50, màng nhĩ bắt đầu bị xơ hóa, trở nên dày đục, xuất hiện các mảng xơ nhĩ. Chuỗi xương nằm trong tai giữa bị canxi hóa, trở nên xốp, khiến việc dẫn truyền âm thanh suy giảm. Dây thần kinh thính giác và mạch máu nuôi dưỡng cũng bị thoái hoá, kết hợp với sự đặc dần của các ống xương mà nó đi qua, làm giảm sự dẫn truyền cũng như tiếp nhận âm thanh ở cơ quan thính giác. Sau một thời gian dài không được can thiệp, người bệnh sẽ bị suy giảm thính lực và không thể phục hồi.

Bệnh lãng tai là bệnh gì?

Đây là một trong những vấn đề về sức khỏe phổ biến thường được bắt gặp ở người cao tuổi. Việc gặp cản trở về thính giác có thể gây nên việc bệnh nhân khó theo kịp các cuộc đối thoại, hay nghe điện thoại, chuông cửa, kèn xe và các thiết bị báo động khác. Bệnh lãng tai cũng khiến người già khó khăn trong việc trò chuyện với gia đình và bạn bè. Ngày càng dẫn đến tình trạng tự ti, tự cô lập bản thân. Do bệnh lãng tai thường tác động đều cả hai lỗ tai nên người bệnh rất khó phát hiện. Không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người bệnh mà những người xung quang cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nguyên nhân của bệnh lãng tai?

Có rất nhiều yếu tố gây nên việc thính giác bắt đầu suy giảm. Khi người già đi như việc tiếp xúc quá lâu dài với tiếng ồn quá to hoặc quá dài. Hậu quả của những việc làm này làm hỏng đi các tế bào lông trong tai. Một khi những tế bào lông này một khi bị hư hỏng, chúng không thể tự mọc trở lại. Từ đó khả năng nghe của tai sẽ giảm sút. Các tình trạng phổ biến ở người cao tuổi như huyết áp cao hoặc bệnh tiểu đường, các bệnh về viêm tai giữa, viêm tai trong hay viêm màng não, bệnh tim mạch, huyết áp. Một số loại thuốc (đặc biệt là thuốc hóa trị liệu) cũng có thể là nguyên nhân gây nên việc mất thính giác.

Nguyên nhân của bệnh lãng tai?

Dấu hiệu của bệnh lãng tai?

Lãng tai là một căn bệnh phổ biến và cũng có dấu hiệu để chúng ta có thể nhìn thấy. Dấu hiệu lãng tai, nghe kém xảy ra đột ngột hoặc diễn biến nặng dần theo thời gian. Có khi nghe kém từng đợt hoặc nghe kém liên tục. Có lúc chỉ bị nghe kém tạm thời, nhưng cũng có thể bị nghe kém lâu dài. Tủy vào mức nghe kém nhẹ, trung bình hay nặng mà chúng ta gọi là điếc. Khi xuất hiện những tình trạng trên cần có những bước xử lí ngay và kịp thời. Bạn hãy lập tức đưa người nhà đi khám bác sĩ nếu phát hiện những biểu hiện sau đây:

  • Bắt đầu khó bắt kịp các cuộc nói chuyện, cuộc gọi điện thoại
  • Cảm thấy khó bắt kịp khi hai hoặc nhiều người cùng nói chuyện
  • Thường xuyên bật âm lượng TV, đài radio to quá mức
  • Luôn có cảm giác khó chịu, cáu gắt vì tiếng ồn xung quanh
  • Hay cảm thấy như luôn có tiếng lầm bầm bên tai
  • Không thể nghe thấy được giọng phụ nữ và trẻ em nói chuyện.

Dấu hiệu của bệnh lãng tai?

Cách phòng tránh bệnh?

Theo một thống kê trên The Gerontologist, hiện nay trên thế giới đang có khoảng hơn 1,3 tỷ người rơi vào tình trạng mất thính giác, trong đó có khoảng 13% người trong độ tuổi từ 40 – 49 tuổi bị giảm thính lực, có đến 45% người giảm thính lực ở độ tuổi từ 60 – 69 tuổi và 90% người trên 80 tuổi bị nghe kém. Con số này đang ngày càng tăng lên do dân số đang bị già đi nhanh chóng. Chính vì vậy, mỗi chúng ta ta cần trau dồi thêm kiến thức để sử dụng khi cần. Sau đây là những biện pháp có thể giúp người cao tuổi vượt qua chứng lãng tai:

  • Bạn hãy thông báo tức thời bệnh tình của người nhà cho tất cả những người thân, bạn bè. Tất cả cùng biết nhằm chung tay giúp đỡ, động viên người bị lãng tai
  • Hãy nên yêu cầu bạn bè và gia đình đối mặt với người bệnh khi trò chuyện. Điều này sẽ để giúp họ có thể nhìn thấy tất cả biểu hiện gương mặt, khẩu hình miệng và đoán ý được tốt hơn
  • Bạn cũng có thể yêu cầu mọi người nói to lên và rõ ràng hơn nhưng không cần hét lớn
  • Tắt hết TV hoặc radio sau khi xem hoặc nghe nhằm bảo vệ tai khỏi tiếng ồn liên tục phát ra
  • Nhận biết được những loại tiếng ồn xung quanh nào có thể làm cho thính giác giảm sút. Ví dụ như khi đến nhà hàng, tự động không ngồi gần nhà bếp hoặc gần khu vực chơi nhạc
  • Bạn có thể tự bảo vệ bản thân mình tránh khỏi tiếng ồn gây ra do tai nghe bằng cách bảo vệ tai của bạn ra khỏi những âm thanh có âm lượng quá lớn và kéo dài quá lâu
  • Tránh tiếp xúc với tiếng ồn lớn, giảm bớt thời gian bạn bị tiếng ồn lớn và bảo vệ tai bằng các nút tai hoặc tai nghe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *