Thời tiết nóng ẩm thất thường thì vi khuẩn, virus sẽ phát triển khiến cho trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy, hô hấp hay tiêu hóa. Vào mùa nóng, độ ẩm trong không khí rất cao. Tạo điều kiện thuận lợi dành cho sự phát triển của nhiều mầm bệnh như vi khuẩn và virus. Do sức đề kháng yếu nên những đứa trẻ rất dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng.
Vì vậy, các bậc phụ huynh sẽ cần lưu ý những căn bệnh thường gặp ở trong mùa hè và có được biện pháp phòng tránh, xử lý thật an toàn cho trẻ. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ gợi ý 1 số bệnh trẻ em thường gặp phải trong mùa hè đến với các bậc phụ huynh để cho mọi người có thể biết trước được và đưa ra các biện pháp phòng chống hợp lý.
Các bệnh trẻ dễ mắc phải vào mùa hè và cách phòng tránh chúng
Sốt virus và sốt xuất huyết
Khi mắc bệnh, trẻ thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, viêm đường hô hấp trên, bệnh thường diễn biến lành tính. Tuy nhiên, có một số trường hợp có biến chứng. Nên cần theo dõi để phát hiện triệu chứng của viêm não. Các biến chứng khác như viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản…
Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus, sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Ở Việt Nam, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.
Các bệnh sốt virus, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, tay, chân và miệng: Đây là các bệnh cơ truyền nhiễm theo mùa; hiện chưa có vaccine đặc trị. Khi trẻ mắc một trong các loại bệnh này, cha mẹ cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để khám; cung cấp phác đồ phù hợp. Ngoài ra, gia đình chú ý giữ gìn giữ nguồn nước sạch; ăn thức ăn đã được nấu chín, thực hành vệ sinh cá nhân tốt.
Bệnh viêm não Nhật Bản dễ bị mắc phải trong mùa hè
Đây là bệnh nhiễm khuẩn thần kinh nguy hiểm, thường xuất hiện và tạo thành dịch trong mùa hè. Bệnh do một loại Arbovirus nhóm B gây nên được muỗi truyền từ súc vật sang người. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng thần kinh nặng nề, tử vong. Các biểu hiện thường gặp là: sốt cao, đau đầu, nôn.
Viêm não Nhật Bản: Vaccine phòng viêm não Nhật Bản có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng bệnh cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Các bậc phụ huynh cần chú ý đưa trẻ đi tiêm đúng lịch; tiêm đủ liệu trình, đúng phác đồ sẽ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Giúp trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh.
Bệnh tay, chân, miệng
Là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae gây ra. Giống virus gây bệnh chân tay miệng phổ biến nhất là Coxackievirus (nhóm A16) và Enterovirus týp 71 (EV71). Các trường hợp có biến chứng nặng thường do EV 71. Bệnh thường đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi; xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều vào tháng 2, 4, 9 và 12.
Tiêu chảy cấp ở trẻ vào mùa hè
Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả…) hoặc virus, nấm, ký sinh trùng đường ruột. Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đa phần xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Tác nhân gây tiêu chảy thường gây bệnh bằng đường phân, miệng: phân người bị tiêu chảy làm nhiễm bẩn thức ăn, nước uống hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
Để đảm bảo nguồn nước cho gia đình. Gia đình sử dụng máy lọc nước giúp loại bỏ vi khuẩn, giúp các thành viên trong nhà kiểm soát; phòng trừ nhiều nguy cơ bệnh tật. Hiện, trên thị trường Việt Nam có máy lọc nước Tupperware Nano Nature. Thiết bị sử dụng công nghệ lọc Nano Pleated; góp phần giúp loại bỏ vi khuẩn theo chứng nhận của công ty lọc nước Ahlstrom (Anh) công bố ngày 5/12/2017.
Nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe cho trẻ
Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt
Tạo dựng thói quen rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa. Giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình.
Ăn uống hợp vệ sinh
Vấn đề chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định an toàn vệ sinh thực phẩm của bộ Y tế. Nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Tạo môi trường sống trong lành và an toà
Luôn giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành như: phát quang môi trường; loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Giúp hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Ngoài ra, phụ huynh nên tạo thói quen khi ngủ mắc màn, tham gia phong trào diệt lăng quăng,…
Bổ sung thêm nhiều kiến thức Phòng bệnh cho trẻ hơn nhé!