Bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ không bao giờ đơn giản đến thế

Bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ không bao giờ đơn giản đến thế

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là nền tảng của sức khỏe và trí thông minh của mỗi đứa trẻ. Vì vậy, sự hình thành và phát triển của bé ở các giai đoạn khác nhau cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, bữa ăn của mỗi đứa trẻ đều đóng vai trò vô cùng quan trọng, cần đảm bảo đủ lượng và chất. Tuy nhiên, có phải bố mẹ nào cũng hiểu rõ về dinh dưỡng trong bữa ăn của con mình?

Do đó bữa ăn hàng ngày của mỗi đứa trẻ đều đóng vai trò vô cùng quan trọng, cần đảm bảo đủ lượng và chất. Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi liệu chế độ ăn hiện tại của con mình đã đúng về mặt khoa học chưa? Hay bạn nghĩ cứ cho bé ăn nhiều loại thịt khác nhau mới gọi là chất lượng nhất. Đây là một hiểu lầm mà chúng ta thường thấy trong câu chuyện của các mẹ trong vấn đề dinh dưỡng cho trẻ.

Cơ sở để xây dựng bữa ăn đảm bảo khoa học

  • Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tùy vào độ tuổi, giới tính, trạng thái sinh lý khác nhau sẽ có nhu cầu dinh dưỡng không giống nhau. Ví dụ, những bé đang trong độ tuổi phát triển. Sẽ có nhu cầu cần nhiều chất như canxi, sắt, kẽm, vitamin A, B, C và D hơn người trưởng thành.
  • Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cũng là một nguyên tắc cần nắm rõ để xây dựng một khẩu phần ăn hợp lý.
  • Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể cần.

Cơ sở để xây dựng bữa ăn đảm bảo khoa học

Bữa ăn đảm bảo đủ chất cho bé cần cung cấp chất gì

Lượng đường tinh bột phải được cung cấp đủ

Nhóm chất đường bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Chiếm từ 60% – 65% trong tổng năng lượng khẩu phần của bé. Và gạo là loại lương thực quen thuộc nhất chứa các dưỡng chất như vitamin nhóm B. Nhất là vitamin B1, chất xơ…có tác dụng hỗ trợ trong việc kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, đường bột còn tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm: ngũ cốc, yến mạch, khoai tây, khoai lang, bánh mì, gạo lứt, mì, nếp, ngô,… Việc thay đổi thực đơn giúp đa dạng món ăn và làm bữa ăn thêm đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho sức khỏe.

Lựa chọn thực phẩm có nhiều chất đạm

Nhóm chất đạm cung cấp các acid amin cần thiết mà cơ thể người không tự tổng hợp được. Nhóm chất này bao gồm đạm động vật (như thịt, cá, trứng, sữa…). Và đạm thực vật (từ các loại đậu, đỗ…) có đủ các acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối.

Vai trò của nhóm chất béo trong sự phát triển

Cung cấp cho con người nhiều năng lượng và là dung môi giúp hòa tác các vitamin tan trong dầu dễ dàng. Khi nạp dưỡng chất này vào cơ thể, bạn nên chọn các loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh. Chẳng hạn như dầu ô liu nguyên chất, dầu hạt thay vì thực phẩm có chứa chất béo bão hòa.

Vai trò của nhóm chất béo trong sự phát triển

Cung cấp đủ các nhóm vitamin và khoáng chất

Nhóm này giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật ở mọi lứa tuổi. Bao gồm rau xanh và quả chín. Các loại rau, quả có màu vàng, đỏ có nhiều tiền chất vitamin A. Các loại rau có màu xanh đậm như  rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay có nhiều vitamin C, sắt và canxi… Ngoài ra trẻ em phải ăn ít nhất 2 phần trái cây và 5 phần rau hay đậu mỗi ngày để đảm bảo bữa ăn đủ chất dinh dưỡng.

Một số lời khuyên về dinh dưỡng cho mẹ khi thiết kế bữa ăn cho bé

Bữa sáng vô cùng quan trọng đối với trẻ

Theo rất  nhiều các nghiên cứu cho thấy. Những em bé được ăn sáng đầy đủ vui vẻ, hoạt bát hơn hẳn so với những em bé cùng trang lứa mà không có đủ thời gian cho một bữa sáng nghiêm chỉnh. Bữa sáng rất quan trọng đối với trẻ, vì thế mà bữa sáng các mẹ cần cung cấp được đầy đủ các dưỡng chất. Và cung cấp được nguồn năng lượng cho bé phát triển một cách toàn diện nhất.

Vào buổi sáng thì các mẹ nên bổ sung các thực phẩm cần thiết nhất cho bé như bánh mì, nui, mì, ngũ cốc hoặc cơm. Là những thực phẩm then chốt của bữa điểm tâm. Cũng có thể bổ sung cho con thêm trái cây như chuối, táo, dưa hấu, nho. Cần cắt thành từng miếng nhỏ và một ít nước trái cây tùy theo độ tuổi. Về giờ giấc hợp lý nhất  cho bé vào buổi sáng đó là từ 6 đến 7 giờ. Với trẻ sơ sinh có thể muộn hơn, đối với trẻ đi học cần cho con ăn trước 30 phút vào lớp để con có thời gian tiêu hóa và nghỉ ngơi sau bữa ăn.

Bữa trưa và bữa tối cần loại thực phẩm phẩm dễ tiêu hóa

Bữa trưa và bữa tối là 2 bữa cũng rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Về thời gian bé ăn bữa trưa thì các mẹ nên cho con ăn trưa vào khoảng từ 10 đến 11 giờ. Đó phải là một bữa trưa chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của bé. Và hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng đường và chất béo bão hòa cao.

Các loại thực phẩm giàu tinh bột dành cho bữa trưa rất quan trọng. Rất tốt cho sức khỏe, giúp bổ sung năng lượng cần thiết mỗi ngày cho bé. Do vậy bạn hãy đảm bảo một phần ba khẩu phần ăn của bé sẽ là các loại thực phẩm tinh bột.

Bữa trưa và bữa tối cần loại thực phẩm phẩm dễ tiêu hóa

Đối với thời gian bữa tối dành cho bé lý tưởng nhất là từ 18h đến 19h. Với khẩu phần ăn gồm: Cơm, rau xanh tổng khoảng 150 – 200g. Một lượng nhỏ thức ăn bổ sung protein từ thịt, cá… cho bữa ăn cuối ngày của trẻ. Sau bữa ăn tối, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm một hộp sữa chua để trẻ dễ tiêu hóa lượng thức ăn vừa nạp. Hoặc cũng có thể cho trẻ ăn thêm một chút trái cây tươi.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên bổ sung thêm cho bé các bữa ăn phụ nhỏ hơn. Và các bữa ăn phụ có thể cách nhau từ khoảng 2 đến 3 giờ. Các loại thức ăn mà các mẹ nên bổ sung cho các bé. Như trái cây tươi, sữa chua kem, bánh qui, phô mai, đậu hũ nước đường, thịt nướng xiên hay rau củ. Thậm chí đơn giản là một quả trứng gà luộc chín hoặc những món bé ưa thích.

Một số loại thực phẩm cần có trong bữa ăn của bé

  • Ngũ cốc: khoai, đậu, ngô, lúa mì,…
  • Các loại hạt: hạnh nhân, óc chó, hướng dương,… hay đậu hũ cung cấp protein.
  • Sữa và sản phẩm từ sữa: bổ sung canxi, vitamin D và dưỡng chất quan trọng.
  • Trái cây các loại theo mùa để đảm bảo không thuốc và chất bảo quản.
  • Rau xanh như rau cải, rau chân vịt, đậu que, bông cải xanh.
  • Protein từ thịt, cá, các loại đậu giàu vitamin.
  • Dầu olive, đậu nành cung cấp chất béo thiết yếu.

Khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng rất quan trọng. Bởi các cơ quan, mô trong cơ thể cần nhiều dinh dưỡng đủ để hoạt động hiệu quả. Nếu không ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cơ thể dễ ốm, mệt mỏi ảnh hưởng đến học tập và thiếu thu của bé.

Một số điểm cần lưu ý để bữa ăn đủ dinh dưỡng

  • Mỗi độ tuổi sẽ có những chế độ ăn uống riêng và phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng.
  • Không lạm dụng quá nhiều các loại thực phẩm, cân đối hợp lý.
  • Đa dạng các thực phẩm trong từng món ăn và giàu dinh dưỡng.
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi lựa chọn và chế biến. Để bảo quản để đảm bảo sức khỏe cho bé phát triển.
  • Chỉ nên ăn vừa đủ với nhu cầu hoạt động 1 ngày. Dư thừa sẽ dễ mắc các bệnh thừa cân, béo phì, tim mạch.

Mong rằng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu hơn về một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Chúc gia đình và bé luôn khỏe mạnh. Các bạn có thể xem thêm những bài viết khác tại chuyên mục: Dinh dưỡng cho trẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *